Xây Dựng Mô Hình Khắc Phục Hiện Tượng Sượng Trái Sầu Riêng

Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre đã tổ chức Hội đồng Khoa học nghiệm thu Dự án “Xây dựng mô hình khắc phục hiện tượng sượng trái sầu riêng trên địa bàn huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre”, do Thạc sĩ Bùi Thanh Liêm (công tác tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách) làm chủ nhiệm.
Dự án được thực hiện trong 24 tháng, có 72 hộ tham gia, với tổng diện tích 27,5ha, tại 8 ấp của xã Sơn Định.
Kết quả, Dự án đã đạt các mục tiêu đề ra, đã tổ chức cho 2 cán bộ và 4 tổ trưởng tham gia đào tạo về kỹ thuật và các giải pháp khắc phục hiện tượng sượng trái sầu riêng tại Trường Đại học Cần Thơ.
Bên cạnh đó, Ban chủ nhiệm còn phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho các hộ thực hiện mô hình và các hộ trồng sầu riêng lân cận. Qua đó, nông dân yên tâm sản xuất, năng suất, phẩm chất trái luôn ổn định đạt bình quân 2-2,5 tấn/ha, tình trạng sượng trái giảm đáng kể.
Cụ thể, vườn của ông Huỳnh Văn Ngợi, trước đây tỷ lệ sượng trái trên 50%, sau khi tham gia Dự án và thực hiện đúng qui trình kỹ thuật theo hướng dẫn, tỷ lệ sượng trái giảm còn dưới 3%.
Dự án đã được Hội đồng nghiệm thu và xếp loại khá.
Có thể bạn quan tâm

Ba năm liền, vợ chồng anh Huỳnh Văn Đặng, chị Phạm Thị Xuân (ngụ tổ 5, ấp Thanh An, xã Mỏ Công, huyện Tân Biên) được bình chọn là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nhận được nhiều giấy khen, bằng khen. Nếu thoạt nhìn cơ ngơi bề thế như bây giờ, nhiều người sẽ không tin được gia đình anh Đặng, chị Xuân đã phải nếm trải những ngày tháng hết sức gian nan, cơ cực.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh, tính đến đầu tháng 7.2013, toàn tỉnh có 1.142,6ha/29.572ha mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng. Trong đó, phân theo mức độ hại như sau: 694,7ha nhiễm dưới 30%; 345ha nhiễm 30-70%; 102,9ha nhiễm trên 70%. Diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng còn lại trên đồng là 1.095,6ha, trong đó có 648,7ha nhiễm dưới 30%; 344ha nhiễm 30-70%, 102,9ha nhiễm trên 70%.

Chỉ tính riêng số tiền mua thức ăn cho cá chẽm đã lớn nhưng chưa có người mua đã tốn của 100 hộ nuôi ở xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh số tiền khoảng 250 triệu đồng/ngày. Và không một ai biết được đến bao giờ mới bán được số cá nuôi trên.

Năm 2012 Trạm Khuyến nông huyện Ba Tơ triển khai mô hình trang trại vườn-ao-chuồng-rừng (VACR) tại hai xã Ba Tiêu và Ba Vinh. Mô hình này đã giúp hộ gia đình biết quản lý, sử dụng tiềm năng sẵn có tại địa phương, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Cty CP Dịch vụ kỹ thuật hậu cần nghề cá Biển Đông đang lập đề án vay vốn 776 tỷ đồng để đóng mới 33 tàu vỏ sắt.