Xây Dựng Mô Hình Công Nghệ Chế Biến Phụ Phẩm Nông Nghiệp Làm Thức Ăn Cho Bò

Ngày 9.9, tại TP Quy Nhơn (Bình Định), Ban quản lý dự án cạnh tranh nông nghiệp (BQL DA CTNN) tỉnh Bình Định phối hợp với đơn vị tư vấn là Bộ môn chăn nuôi chuyên khoa (Trường Đại học Nông Lâm Huế) tổ chức hội thảo tổng kết chủ đề xây dựng mô hình và chuyển giao công nghệ chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi bò. Đây là một trong những hoạt động của DA CTNN do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
Mô hình được thực hiện từ cuối năm 2012 tại xã Tây Thuận, Tây Giang (Tây Sơn); Nhơn Khánh, Nhơn Lộc (thị xã An Nhơn) với 80 hộ trực tiếp tham gia. Đơn vị tư vấn đã khảo sát tình hình chăn nuôi và việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi của nông dân tại các địa phương; hướng dẫn và hỗ trợ vật liệu cho nông dân xây dựng 80 hố ủ; sử dụng ngọn lá mía, thân và ngọn cây mì, rơm khô ủ yếm khí với urê, cám gạo, bột sắn, muối với tỉ lệ và thời gian phù hợp.
Kết quả cho thấy, các loại thức ăn trên đã tăng giá trị dinh dưỡng, vật nuôi ăn nhiều và tăng trọng nhanh hơn. Đây là cơ sở để Sở NN-PTNT xem xét, phê duyệt quy trình chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi bò để phổ biến, chuyển giao cho người chăn nuôi áp dụng.
Có thể bạn quan tâm

Đó là con số được đưa ra tại Hội nghị bàn giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất tôm - lúa tại ĐBSCL, được tổ chức sáng qua 23/9, tại TP Rạch Giá, Kiên Giang.

Hai giống lúa lai thơm KC06-1, KC06-2 chống chịu rầy nâu, kháng bệnh đạo ôn, nổi bật với chất lượng ngon, hạt gạo thon dài không bạc bụng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu...

Tồn dư của chất tăng trọng, chất tạo nạc trong thịt lợn có thể gây ung thư cho người ăn phải.

Mấy ngày qua, người dân vùng biển Thuận An (huyện Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) đổ xô ra biển để nhặt hải sâm trôi dạt vào bờ.

Lần đầu tiên, các nhà khoa học thế giới xác định được chính xác cấu trúc di truyền của hơn 3.000 giống gạo khác nhau. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho các nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới như Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ…