Xây Dựng Mô Hình Chăn Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học Trên Địa Bàn Huyện Ba Tri (Bến Tre)

Trong những năm gần đây, tình hình dịch cúm gia cầm bùng phát nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về kinh tế và môi trường. Ba Tri là một trong những điểm nóng xảy ra dịch cúm của tỉnh Bến Tre.
Việc đổi mới phương thức chăn nuôi gia cầm nói chung và thủy cầm nói riêng theo hướng khép kín, bền vững và an toàn sinh học là cấp bách và hết sức cần thiết. Trước tình hình đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri chủ trì thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình nuôi vịt an toàn sinh học trên địa bàn huyện Ba Tri”, với mục tiêu xây dựng các mô hình chăn nuôi vịt thương phẩm, vịt đẻ thương phẩm an toàn sinh học trên địa bàn huyện Ba Tri.
Qua 24 tháng thực hiện, Dự án đạt được mục tiêu, nội dung đề ra. Cụ thể, đã xây dựng và hoàn thiện 4 mô hình chăn nuôi khép kín gồm: vịt thịt - cá, vịt thịt - lúa - cá (đạt tỷ suất lợi nhuận 3,18% - 6,70%/tháng so với vốn đầu tư); vịt đẻ - cá, vịt đẻ - lúa - cá (đạt tỷ suất lợi nhuận 1,62 - 2,41%/tháng so với vốn đầu tư) theo hướng an toàn sinh học với 12 điểm trình diễn (quy mô 500 con/điểm). Ngoài ra, thông qua Dự án đã đào tạo 12 cán bộ địa phương, 40 hộ nông dân thành thạo quy trình công nghệ chăn nuôi vịt an toàn sinh học. Sau khi kết thúc Dự án, các cán bộ được đào tạo đủ khả năng chuyển giao quy trình kỹ thuật cho người dân.
Dự án vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ nghiệm thu, với kết quả xếp loại khá.
Có thể bạn quan tâm

Long Vĩnh là một xã thuộc huyện Duyên Hải (Trà Vinh), là địa bàn ngập mặn quanh năm, kinh tế chủ yếu của người dân là nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm sú, cua… Tuy nhiên trong quá trình nuôi các con giống người nuôi cũng gặp không ít rủi ro.

Nếu Minh Phú mua tôm nguyên liệu theo giá thị trường, DN sẽ có lời nhưng giá mua lại dưới giá thành, người nuôi tôm sẽ bỏ ao và DN cũng gặp khó khăn theo
Từ 1ha đất trồng lúa kém hiệu quả, ông Huỳnh Văn Sơn (ấp Long Phước, Long Mỹ - Mang Thít - Vĩnh Long) đã chịu khó tìm tòi, học hỏi và đã áp dụng thành công mô hình nuôi cá, thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm.

Dọc theo Quốc lộ 4D từ xã Tòng Sành (Bát Xát) lên đến thị trấn Sa Pa (Sa Pa), du khách thường gặp đồng bào dân tộc Mông, Dao đỏ bán những xâu cá suối tươi vừa bắt dưới suối lên. Cá suối Sa Pa là món ăn dân dã mà hấp dẫn.

Đến nay, nghề đánh bắt thủy sản của nước ta vẫn là một nghề hết sức quan trọng, tạo công ăn việc làm cho hơn 400.000 lao động trực tiếp trên biển và hàng triệu nhân khẩu ăn theo các dịch vụ đi kèm khác.