Xây Dựng Khu Giết Mổ Gia Súc, Gia Cầm Tập Trung Lớn Nhất Thái Nguyên

Khu vực xây dựng có tổng diện tích 4,9 ha với 4 dây chuyền giết mổ lợn và 1 dây chuyền giết mổ gà có công suất 260 con lợn và 1.200 con gà trong một ngày.
Cty Cổ phần Hương Nguyên Thịnh vừa tổ chức lễ khởi công xây dựng khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung có quy mô lớn nhất tỉnh Thái Nguyên, đặt tại xóm Đà Tiến, xã Thịnh Đức, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên,
Khu vực xây dựng có tổng diện tích 4,9 ha với 4 dây chuyền giết mổ lợn và 1 dây chuyền giết mổ gà có công suất 260 con lợn và 1.200 con gà trong một ngày.
Ngoài ra, Công ty còn xây dựng 10 ô giết mổ nhỏ phục vụ nhu cầu cho những hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Khu vực xây dựng còn bao gồm các hạng mục như khu nuôi giữ lợn; hệ thống xử lý nước thải đảm bảo quy định an toàn vệ sinh…
Tổng kinh phí xây dựng dự kiến 38,4 tỷ đồng do Công ty đầu tư 100% vốn.
Dự kiến trong quý IV/2015, công trình sẽ chính thức đi vào hoạt động. Đây sẽ là trung tâm đầu mối cung cấp sản phẩm động vật cho các chợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các Trung tâm Thương mại thuộc khu vực Việt Bắc, góp phần đáp ứng nhu cầu thực phẩm an toàn, cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh và các vùng phụ cận, giải quyết đầu ra cho người chăn nuôi.
Đây là cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thứ hai được khởi công xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sau công trình lò giết mổ gia súc tập trung đầu tiên của tỉnh được khởi công tháng 2/2014 tại xóm Cầu Mây, xã Xuân Phương, huyện Phú Bình.
Hiện, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có gần 2.000 hộ giết mổ gia súc, gia cầm; trong đó có 5 điểm giết mổ gia cầm, 1 cơ sở và 8 điểm giết mổ gia súc, những cơ sở này chủ yếu hình thành tự phát, thực hiện giết mổ theo phương pháp thủ công. Những cơ sở này không đạt yêu cầu về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường, dễ làm lây lan mầm bệnh khi có dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra.
Theo Đề án quy hoạch phát triển chăn nuôi của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, toàn tỉnh phấn đấu đầu tư xây dựng 22 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Xuất thân là một nông dân, cựu chiến binh Phan Ngọc Vui (thôn Thủ Lễ, xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) thử sức với nhiều mô hình làm ăn nhưng đều không mấy hiệu quả. Gần đây, tính toán lợi ích, ông bàn với vợ phát triển chăn nuôi vịt lang cạnh trắng. Ban đầu, ông phát triển đàn vịt theo hướng lấy thịt và bán trứng.

Ngày 18/11, Phòng NN-PTNT huyện Đồng Xuân (Phú Yên) phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật kinh tế nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ tổ chức hội nghị đầu bờ trình diễn mô hình trồng đậu phộng xen sắn trên đất đồi với 50 hộ nông dân tham gia.

Nhằm giúp nông dân đa dạng hóa các loại vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình, tháng 9 -2011, thông qua nguồn vốn của Sở Khoa học và Công nghệ, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư, Phòng Kinh tế - Hạ tầng và Hội Nông dân huyện Ninh Phước đã phối hợp triển khai Dự án “Nuôi trùn quế theo hướng quy mô hộ tại xã Phước Vinh”.

Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đang phối hợp cùng với ngành nông nghiệp Đà Lạt xây dựng một khu vực chuyên canh rau không thuốc và không phân bón hóa học, được tưới tiêu bằng hệ thống bơm nước mạch ngầm… ở khu vực Thánh Mẫu, theo mô hình “Trồng rau ăn lá bằng phương pháp thủy canh hồi lưu”.

Để từng bước chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, đồng thời góp phần tăng thêm thu nhập trên một ha đất sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân, UBND xã Điền Công (Quảng Ninh) đã quyết định chọn cây khoai lang chất lượng cao để đưa vào phát triển sản xuất.