Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Ca Cao Đạt Tiêu Chuẩn UTZ Certified

Bến Tre có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng ca cao. Tuy nhiên, diện tích trồng còn nhỏ lẻ, người dân sản xuất theo lối cũ, quy trình kỹ thuật canh tác chưa đồng bộ, vì vậy năng suất đạt chưa cao.
Để thay đổi tập quán của người dân; đồng thời nâng cao chất lượng hạt ca cao, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh chủ trì thực hiện Dự án “Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn UTZ Certified cho sản phẩm ca cao trên địa bàn tỉnh Bến Tre”, vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh nghiệm thu.
Mục tiêu của Dự án là xây dựng, vận hành và chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn UTZ Certified một cách ổn định cho sản phẩm ca cao trên diện tích 30-50ha. Khi ca cao được chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng UTZ Certified thì giá hạt sẽ cao hơn, thu nhập của người dân trồng ca cao nâng lên.
Nhóm tác giả đã thực hiện một số nội dung như: khảo sát hiện trạng và kỹ thuật canh tác; xây dựng quy trình canh tác ca cao xen trong vườn dừa; xây dựng, vận hành và chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn UTZ Certified một cách ổn định cho sản phẩm ca cao trên địa bàn tỉnh, trước hết là huyện Châu Thành; duy trì hoạt động của hệ thống cho đến khi được tái chứng nhận hệ thống.
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát hiện trạng canh tác của 90 hộ trồng ca cao và phân tích mẫu đất trồng ca cao xen trong vườn dừa, nhận thấy đất có khuynh hướng bạc màu, đất có hàm lượng CEC (khả năng trao đổi cation) thấp - là nguyên nhân làm cho hàm lượng chất hữu cơ, đạm tổng số, lân tổng số trong đất thấp hơn ngưỡng khuyến cáo. Từ kết quả trên, nhóm thực hiện đã xây dựng quy trình thử nghiệm theo 5 nghiệm thức khác nhau.
Nhóm thực hiện khuyến cáo nông dân nên bón phân kết hợp lượng phân vô cơ cân đối và bón thêm phân hữu cơ để cải thiện dần độ phì nhiêu của đất. Nhóm cũng đã xây dựng một hệ thống gồm các câu lạc bộ nông dân trồng ca cao thuộc 3 xã: An Khánh, Quới Sơn, Phú Đức (Châu Thành) và một doanh nghiệp ca cao đạt chứng nhận UTZ Certified.
Nông dân tham gia dự án sẽ được hướng dẫn thực hành UTZ Certified cho cây ca cao; thực hành nông nghiệp tốt (quản lý dịch bệnh tổng hợp, thu hái và chế biến sau thu hoạch, an toàn lao động…). Công ty TNHH một thành viên Thành Hưng Thịnh phối hợp thực hiện xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn UTZ Certified.
Kết quả, nhóm thực hiện đã xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng UTZ Certified tái chứng nhận đến năm thứ 2, với tổng số 150 hộ, diện tích 90,32ha, vượt mục tiêu ban đầu. Công ty TNHH một thành viên Thành Hưng Thịnh là đơn vị sở hữu giấy chứng nhận UTZ Certified kèm theo phụ lục là tên của các hộ tham gia sản xuất ca cao theo tiêu chuẩn UTZ Certified.
Dự án được Hội đồng đánh giá cao và nghiệm thu loại khá.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù thời gian qua, một số hộ dân sinh sống trên đảo Hòn Chuối (Cà Mau) làm nghề nuôi cá bớp lồng bè gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm, nhưng xét thấy nghề nuôi cá lồng bè vẫn mang lại hiệu quả nên cư dân trên đảo tiếp tục đóng bè nuôi cá.

Theo đại diện Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổng đàn heo của tỉnh khoảng 261.000 con, trong đó, tập trung nhiều tại 2 huyện Châu Thành, Tân Trụ. Đặc biệt, có 4 huyện nông dân chăn nuôi theo tiêu chuẩn VIETGAP theo chương trình hỗ trợ của dự án Lifsap với 200 hộ tham gia thường xuyên nuôi từ 20.000-22.000 con heo.

Chỉ tay về tuyến kênh thủy lợi dài trên 800m được nạo vét trong năm 2014, ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng ấp Mỹ Hiệp, xã Hòa Mỹ, cho biết: “Nơi đây vốn là vùng đất trũng, nhiều phèn, mấy chục năm nay việc canh tác của nông dân gần như phụ thuộc hoàn toàn vào sự lên xuống của con nước. Tuy nhiên, từ khi có tuyến kênh thủy lợi này, nông dân trong ấp rất chủ động trong sản xuất”.

Là một trong những nông sản chủ lực của Hậu Giang, thế nhưng thời gian qua đầu ra của trái khóm còn khá bấp bênh, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở nội địa. Vì vậy, mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ, sản lượng cung cấp cho thị trường rất lớn, khó tiêu thụ, giá cả sụt giảm, khiến cho hiệu quả kinh tế không cao.

Những năm gần đây, do thị trường tiêu thụ khó khăn nên nhiều nhà vườn tại TP.HCM đã chuyển từ trồng mai sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Nhưng với Mã Văn Phương (khu phố 7, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) lại khác, anh quyết bám nghề, và được mệnh danh là “phù thủy” trồng mai ghép.