Xây Dựng Dự Án Chuyển Đổi Cơ Cấu Lúa - Tôm

UBND huyện Thoại Sơn (An Giang) đang phối hợp triển khai dự án đầu tư xây dựng “Chuyển đổi cơ cấu lúa – tôm” tại xã Phú Thuận. Dự án có diện tích quy hoạch dự kiến 502 héc-ta, gồm 1 vụ lúa, 1 vụ tôm, vốn đầu tư 37 tỷ đồng. Mục tiêu dự án nhằm chủ động tạo nguồn nguyên liệu thủy sản phục vụ tiêu dùng trong nước và chế biến xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Ông Phùng Duy Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thuận cho biết, diện tích nuôi tôm trong xã hiện chỉ còn 158 héc-ta, do người dân chưa biết cách chọn nguồn giống tốt, áp dụng kỹ thuật nuôi hiện đại, đầu ra không ổn định... Dự án thành lập sẽ giúp người dân được cung cấp giống tốt, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm và kết nối các doanh nghiệp để tìm thị trường ổn định cho sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Niên vụ cà phê 2013/2014, nhờ các DN đồng loạt mở kho cho nông dân ký gửi và hỗ trợ tới 70% giá trị lô hàng nên người dân đã không phải bán tống bán tháo với giá rẻ như trước đây.

Trung tâm Giống nấm (Sở Nông nghiệp và PTNT) đang xây dựng hai cơ sở sản xuất nấm tại xã Quang Châu và Minh Đức, huyện Việt Yên (Bắc Giang). Tổng kinh phí đầu tư 2 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh.

Ngày 16.4, ông Lê Hoài Lam, Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện Phù Mỹ (Bình Định), cho biết: Vụ Đông Xuân năm 2013 – 2014, diện tích trồng ớt trên địa bàn huyện Phù Mỹ tăng cao so nhiều năm trước, lên đến 947,3 ha, năng suất đạt 20 tấn/ha. Hiện nay, đang vào thời điểm thu hoạch rộ nhưng giá ớt lại rớt mạnh.

Khoảng 1 tháng trở lại đây, nông dân rất phấn khởi khi giá tiêu liên tục tăng mạnh. Cụ thể, giá tiêu thu mua tại địa bàn các huyện Chư Sê, Chư Pưh dao (Gia Lai) động trong khoảng 135 ngàn đồng đến 136 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 15 ngàn đồng/kg so với đầu vụ.

Việc tái canh cho một diện tích lớn (khoảng 200.000 ha) cà phê già cỗi đang gặp khó khăn do nguồn vốn dành cho việc này đang có mức lãi suất cao, lên đến 10,5%/năm.