Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây Dựng Chuỗi Thực Phẩm An Toàn

Xây Dựng Chuỗi Thực Phẩm An Toàn
Ngày đăng: 24/11/2014

Theo thống kê của các ban ngành chức năng, từ đầu năm đến nay, TP.HCM đã cấp 1.908 giấy chứng nhận cơ sở đủ ATVSTP; 216 tổ chức, cá nhân đã được chứng nhận VietGAP, VietGAHP…

Tuy nhiên vấn đề ngộ độc thực phẩm, kinh doanh hóa chất cũng như ATVSTP trong nông sản vẫn là chuyện bức xúc trong buổi họp giám sát của Ban Văn hóa – xã hội (HĐND TP.HCM) về ATVSTP tại Sở Y tế gần đây.

Kiểm tra là ra vi phạm

Trong hoạt động kiểm tra giám sát ATVSTP, Sở Y tế TP.HCM đã chủ trì thành lập 4 đoàn liên ngành thanh tra 80 cơ sở, phát hiện 48 cơ sở vi phạm, xử lý 41 cơ sở với số tiền phạt hơn 600 triệu đồng, đình chỉ 4 cơ sở...

Đại diện Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng đã lấy hơn 200 mẫu thủy sản kiểm tra, phát hiện 2 mẫu cá thu, cá ngừ cắt khúc nhiễm Histamin, 2 mẫu nước mắm có Histamin vượt ngưỡng cho phép, 3 mẫu tôm ướp đá có Agar, 1 mẫu chả cá có hàn the và 1 mẫu chả mực tươi có vi khuẩn E.coli vượt ngưỡng.

Chi cục Thú y TP.HCM cho biết, đã lấy 1.349 mẫu thịt tại các cơ sở giết mổ và kinh doanh, chế biến gia súc, gia cầm. Kết quả phân tích cho thấy gần 700 mẫu chưa đạt tiêu chí về vi sinh.

Theo số liệu của Chi cục ATVSTP, trong 9 tháng đầu năm phát hiện 134 cơ sở cung cấp thức ăn sẵn vi phạm quy định ATVSTP, đã xử lý 26 cơ sở...

72 mẫu bún tươi, nước mía, cà phê, đậu hũ trắng, nho, muối ớt, giò chả mà ngành y tế TP đã lấy mẫu tại các địa điểm thức ăn đường phố, tỷ lệ đạt là 75%; còn ngành công thương đã phát hiện 17 mẫu nhiễm vi sinh, sử dụng phụ gia ngoài danh mục và vượt ngưỡng.

Đại diện Chi cục BVTV TP.HCM cho biết, hiện nay tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm có 70 loại rau và 40 loại quả, nhưng trong đó chỉ có 15 loại rau và 11 loại quả có nguy cơ cao, nên việc lấy mẫu giám sát chủ yếu tập trung vào các loại có nguy cơ cao.

Theo kinh nghiệm nhiều năm, việc kiểm tra như vậy bảo đảm an toàn chất lượng rau quả cho người dân TP.HCM.

Xây dựng chuỗi sản phẩm

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, GĐ Sở Y tế TP.HCM, cho biết tới đây các ban ngành của TP sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các mặt hàng rau quả thực phẩm lưu thông vào thành phố để bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.

Ban chỉ đạo liên ngành về ATVSTP TP.HCM đã triển khai dự án xây dựng mô hình chuỗi sản phẩm rau - củ - quả. Trên địa bàn thành phố có 4 cơ sở tham gia chuỗi với các sản phẩm như rau muống hạt (sản lượng 966 tấn/năm), khổ qua (998 tấn/năm), dưa leo (1.258 tấn/năm).

Những tỉnh ký kết thỏa thuận hợp tác về sản xuất tiêu thụ rau an toàn với TP.HCM gồm Lâm Đồng, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh và Vĩnh Long.

Trong đó Lâm Đồng có 10 cơ sở tham gia chuỗi với các sản phẩm bắp cải (2.510 tấn/năm), cà rốt (1.054 tấn/năm), cà chua (4.568 tấn/năm), dưa leo (508 tấn/năm); Tiền Giang có 1 cơ sở tham gia chuỗi với 58 tấn dưa leo/năm, 73 tấn rau muống hạt/năm, 27 tấn khổ qua/năm…

Sản lượng rau, quả an toàn này chiếm gần 60% tổng sản lượng rau quả sản xuất trong nước đưa vào thị trường TP.HCM.

Mô hình chuỗi sản phẩm thủy sản cũng triển khai với sự tham gia của 15 tỉnh với các sản phẩm cụ thể như chuỗi sản phẩm cá viên với sự tham gia của Cty CP Chế biến thực phẩm Cầu Tre (55 tấn/năm); chuỗi sản phẩm cá diêu hồng do Cty CP Kinh doanh Thủy hải sản Saigon APT 120 tấn/năm; tôm chân trắng do 3 đơn vị tham gia với sản lượng là 90 tấn/năm…

Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/xay-dung-chuoi-thuc-pham-an-toan-post134989.html


Có thể bạn quan tâm

Còn Lãng Phí Nguồn Phụ Phẩm Nông Nghiệp Để Trồng Nấm Còn Lãng Phí Nguồn Phụ Phẩm Nông Nghiệp Để Trồng Nấm

Tuy nhiên, thời gian qua chỉ một lượng rất nhỏ phụ phẩm này được dùng để trồng nấm, với sản lượng nấm cả nước chỉ đạt 250.000 tấn/năm, không đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Qua đó, có thể thấy chúng ta đã bỏ qua cơ hội rất lớn để biến phụ phẩm nông nghiệp thành tiền.

12/06/2014
Hướng Hóa (Quảng Trị) Cấp Miễn Phí Cây Giống Cà Phê Cho Nông Dân Hướng Hóa (Quảng Trị) Cấp Miễn Phí Cây Giống Cà Phê Cho Nông Dân

Mặc dù gặp nhiều khó khăn và rủi ro trong vụ mùa năm 2013, song phần lớn nông dân trồng cà phê tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) vẫn chọn loại cây này làm cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế.

21/05/2014
Gần 800 Ha Mía Bị Bệnh, Thiệt Hại Hàng Tỉ Đồng Gần 800 Ha Mía Bị Bệnh, Thiệt Hại Hàng Tỉ Đồng

Thiệt hại cho 1 ha mía bị phá bỏ từ 25 - 40 triệu đồng. Chi cục Bảo vệ thực vật Gia Lai đã khuyến cáo người dân phá bỏ diện tích mía bị nhiễm bệnh, thu gom tiêu hủy để loại trừ mầm bệnh, tránh lây lan sang diện rộng và trồng các loại cây khác trên diện tích mía bị bệnh, sau một năm mới trồng lại mía.

12/06/2014
Giải Pháp Sử Dụng Đất Phèn Hiệu Quả Giải Pháp Sử Dụng Đất Phèn Hiệu Quả

Hiện nay, xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng ĐBSCL đang diễn ra mạnh mẽ, việc nghiên cứu, sử dụng hiệu quả những vùng đất phèn rộng lớn của vùng là vấn đề được các nhà khoa học và nông dân quan tâm.

21/05/2014
Vấn Đề An Toàn Vùng Nuôi Trước Dịch Bệnh Bùng Phát Vấn Đề An Toàn Vùng Nuôi Trước Dịch Bệnh Bùng Phát

Đảm bảo an toàn vùng nuôi nhằm hạn chế mầm bệnh, dịch bệnh bùng phát, người nuôi tôm không sử dụng thuốc, hóa chất cấm trong nuôi tôm.

13/06/2014