Xây Dựng Các Giải Pháp Phòng, Chống Dịch Bệnh Trên Tôm

Thực hiện kế hoạch của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương (trong đó có tỉnh Cà Mau) sẽ triển khai nhiệm vụ “Xây dựng các giải pháp phòng, chống dịch bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp trên tôm”.
Từ năm 2012 đến nay, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đã và đang có chiều hướng gia tăng tại các vùng nuôi trồng thủy sản trong cả nước. Trung bình hàng năm, dịch bệnh đốm trắng chiếm khoảng 50% tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại.
Dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tuy có giảm về diện tích nhưng tăng về phạm vị số xã, huyện, tỉnh có dịch bệnh. Mặc dù, ngành chuyên môn đã hướng dẫn người nuôi triển khai nhiều biện pháp phòng, chống, tuy nhiên hiệu quả chưa cao, dịch bệnh vẫn xảy ra với diện rộng, gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng cho người dân và ngân sách Nhà nước.
Đối với tỉnh Cà Mau, trong 10 tháng qua có hơn 1.200 ha tôm nuôi công nghiệp bị nhiễm các loại bệnh. Trong hơn 797 ha tôm nuôi bị bệnh do người dân khai báo với Chi cục Thú y có gần 34 ha bệnh đốm trắng, hơn 623 ha bệnh gan tụy.
Nhiệm vụ “Xây dựng các giải pháp phòng, chống dịch bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp trên tôm” sẽ được tổ chức triển khai với 3 nội dung chính. Thứ nhất là giám sát lưu hành bệnh, tác nhân gây bệnh đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi. Thứ hai là nghiên cứu chuyên sâu trong phòng thí nghiệm và cuối cùng là xây dựng giải pháp phòng chống dịch bệnh đốm trắng, nhiệm vụ này sẽ được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Với diện tích rừng tương đối lớn, Việt Nam có nhiều loài lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có giá trị. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều loài LSNG chưa được khai thác, bảo tồn hiệu quả, thậm chí có nguy cơ biến mất.

Tuy nhiên, sản xuất lúa, gạo đang phải đối mặt với nhiều thách thức như tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu; thị trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đất sản xuất lúa bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa và việc chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác…

Nhằm giúp người dân ấp Tân Phước, xã Tân Bình, TP.Tây Ninh chuyển đổi cây trồng trên vùng đất lúa kém hiệu quả, cách đây 3 năm, Hội Nông dân xã Tân Bình và Trạm BVTV TP.Tây Ninh đã chuyển một phần diện tích đất canh tác sang trồng kèo nèo, một loại thực vật phù hợp với đất sình lầy, bùn ẩm, có sức sống mạnh. Tuy nhiên, cái khó hiện nay là thị trường tiêu thụ kèo nèo đang rất bấp bênh...

Những con ruốc nhỏ bằng cây kim sau khi được đánh bắt từ biển được nhuộm màu đỏ gạch au trước khi đưa ra thị trường, trong đó đối tượng tiêu thụ có cả nhà máy SX mì tôm.

Đó là việc hàng trăm hộ dân của xã An Lạc thuộc huyện Sơn Động (Bắc Giang) đồng loạt tàn phá những cánh rừng ở sườn Tây của dãy Yên Tử, là khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó huyện Sơn Động có hơn 10.000 ha rừng thuộc diện bảo vệ nghiêm ngặt, 7.000 ha rừng đặc dụng cực kỳ quan trọng. Mà mục đích của việc phá rừng này là để… trồng keo.