Xây Dựng Bộ Tiêu Chuẩn Chung Cho Tôm Asean

Ngày 26-2, Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết hiệp hội đã phối hợp với Hội Nghề cá Việt Nam tổ chức buổi hội thảo chứng nhận tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN tại TP Cần Thơ.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, cho biết hiện nay các quốc gia ASEAN đang cung cấp 80% sản lượng tôm cho toàn thế giới.
Trong khi đó, các nhà sản xuất, chế biến tôm ASEAN lại phải thực hiện rất nhiều tiêu chuẩn quốc tế khác nhau xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của thị trường xuất khẩu. Mặc dù thị trường là của người mua nhưng các nước ASEAN đã thống nhất đưa ra một tiêu chuẩn chung cho ngành tôm.
Theo đó, VASEP sẽ cùng với các cơ quan quản lý nhà nước và các nước ASEAN thực hiện bộ tiêu chuẩn chung cho tôm với những điều kiện đặc thù của các nước Asean và đáp ứng các yêu cầu phổ biến của các tiêu chuẩn quốc tế.
Theo ông Hòe, bộ tiêu chuẩn tôm ASEAN được chia ra hai bộ tiêu chuẩn gồm bộ tiêu chuẩn cho việc nuôi tôm quảng canh (chủ yếu sử dụng thức ăn tự nhiên) và bộ tiêu chuẩn cho tôm công nghiệp.
Như vậy, các nhà sản xuất, chế biến tôm ASEAN sẽ phải thực hiện một bộ tiêu chuẩn chung thay vì phải chạy theo nhiều tiêu chuẩn như hiện nay. Đây cũng là mong muốn người tiêu dùng đối với sản phẩm tôm nhập khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Nằm ngay dưới chân dãy núi Tam Đảo, xóm Thai Thèn Bạ, xã Phúc Thuận (Phổ Yên) có đến 98% dân số là người dân tộc Sán Dìu. Trong vài năm trở lại đây nhờ cớ sự đầu tư của Nhà nước cùng với sự nỗ lực của người dân, xóm đã có sự bứt phá về mọi mặt.

Đến nay, sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh đã đạt gần 7.800 tấn, vượt 3,7% so với kế hoạch, trong đó thủy sản nuôi trồng đạt trên 7.600 tấn, còn lại là thủy sản khai thác. Cũng trong năm nay, toàn tỉnh đã sản xuất được 500 triệu con cá giống, cá bột; triển khai nhiều mô hình khuyến ngư hiệu quả như nuôi cá Diêu Hồng trong lồng, nuôi cá thâm canh trong ao sử dụng chế phẩm sinh học; nuôi cá hồ chứa nhỏ…

Đến nay, các đơn vị đã xây dựng được 22 nguồn giống cây lâm nghiệp, trong đó: 7 lâm phần tuyển chọn sến mật, vẹt, trang, đước, thông Cariber... với diện tích 463,7 ha; 9 rừng giống chuyển hóa thông nhựa, lát hoa, lim xanh, mỡ, trám trắng, keo tai tượng, diện tích 87,27 ha; 1 rừng giống keo tai tượng, diện tích 10 ha; 2 vườn cung cấp hom phi lao dòng TT2.6, TT2.7, diện tích 0,9 ha... Hàng năm, thu hái hơn 4.000 kg hạt giống đưa vào sản xuất gieo ươm.

Theo anh Trần Văn Phi, có được thành công này là nhờ cách nghĩ, cách làm và kinh nghiệm đúc rút được sau nhiều năm anh làm thuê cho các công ty nước ngoài ở Lâm Đồng. Anh Phi kể năm 1993, anh xin làm công nhân cho một công ty Đài Loan chuyên trồng, sản xuất chè chất lượng cao.

Từ đầu năm đến nay nhiều tổ chức cá nhân tại Hà Tĩnh đã mạnh dạn, đầu tư chuyển đổi từ nuôi tôm quảng canh, cải tiến sang nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao trên cát và trong ao đất lót bạt, vỗ bờ nhằm phát huy hiệu quả sử dụng diện tích mặt nước và tăng năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế cao.