Xây dựng 4 cửa hàng mẫu về cung cấp thuốc BVTV trên cây chè

Theo đó, 4 cửa hàng này là nơi cung cấp thuốc BVTV trên cây chè chuẩn nhất đặt dưới sự giám sát của cơ quan chuyên môn;
Đặc biệt, tại đây luôn công khai danh sách các loại thuốc BVTV có chứa hoạt chất fipronil không được lưu hành để bà con nông dân trồng chè biết và tránh mua nhầm.
Cùng với việc xây dựng 4 cửa hàng mẫu, thực hiện chương trình loại bỏ hoàn toàn hoạt chất fipronil (được xếp vào loại độc II) trên cây chè vào năm 2016 của tỉnh Lâm Đồng.
Trong 3 tháng qua, Chi cục BVTV Lâm Đồng đã tổ chức cho hơn 100 đại lý, cửa hàng buôn bán thuốc BVTV ký cam kết không cung cấp các loại thuốc có chứa hoạt chất fipronil cho vùng chè.
Công việc tương tự cũng được Chi cục triển khai đến hơn 400 hộ nông dân trồng chè trên địa bàn TP Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm.
Mới đây, Chi cục đã tiến hành kiểm tra 3 cửa hàng và 50 hộ nông dân trồng chè và kết quả là không phát hiện việc buôn bán và sử dụng các loại thuốc BVTV có chứa hoạt chất fipronil.
Có thể bạn quan tâm

Vụ Xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy đạt 9.570 ha diện tích lúa, trong đó diện tích lúa nhiều nhất là huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần. Nhìn chung hầu hết diện tích lúa đều sinh trưởng và phát triển tốt.

“Nhất nước, nhì phân...”, xác định vai trò quan trọng của việc cung cấp nguồn nước để chủ động sản xuất mùa vụ; những năm qua, huyện Bắc Mê đã tăng cường công tác quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình thủy lợi (CTTL) sau đầu tư; đảm bảo sản xuất đúng thời vụ, chống hạn và tăng năng suất cho cây trồng.

Trong sản xuất nông, lâm nghiệp ở huyện Quang Bình; kinh tế tập thể và nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân. Hiện, cấp ủy, chính quyền huyện đang tích cực vận dụng các chính sách để hỗ trợ khuyến khích phát triển, mở rộng sản xuất của các HTX sao có thể khai thác được nhiều tiềm năng, thế mạnh, góp phần vào phát triển KT – XH, XĐGN, ở địa phương.

Hiện nay diện tích thả nuôi các mặt hàng thủy sản đang có dấu hiệu giảm sút, đặc biệt là đối với mặt hàng tôm.

Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Quốc Chinh - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải (Lý Sơn - Quảng Ngãi) về tình trạng ngư dân bị “đầu nậu” ép giá, “trừ hao” trọng lượng. Nguyên nhân chính yếu là do Lý Sơn chưa phát triển được dịch vụ hậu cần nghề cá, chưa có doanh nghiệp nào uy tín đứng ra thu mua hải sản cho ngư dân.