Xây Dựng 11 Tiêu Chí Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững

11 tiêu chí EAFI đánh giá tính bền vững về 4 mặt: Kinh tế, xã hội, môi trường và quản lý.
Ngày 12/3, tại TP Cần Thơ, Khoa Thủy sản - Trường ĐH Cần Thơ tổ chức hội thảo “Triển khai kết quả dự án nuôi thủy sản bền vững theo chuẩn thương mại - SEAT (Sustaining Ethical Aquaculture Trade)”.
GS.TS Nguyễn Thanh Phương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, chủ nhiệm dự án cho biết, kết quả sau 5 năm (2009-2013) dự án đã xây dựng được bộ tiêu chí “Nuôi trồng thủy sản bền vững theo tiêu chuẩn thương mại EAFI - Ethical Aquaculture Food Index” tại các nước Châu Á (Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc và Bangladesh).
11 tiêu chí EAFI đánh giá tính bền vững về 4 mặt: Kinh tế, xã hội, môi trường và quản lý bao gồm: Sản phẩm chất lượng cao; Tăng trưởng kinh tế bền vững; Phát triển vùng; Điều kiện làm việc và sinh kế; Tự do bình đẳng; Minh bạch và công bằng xã hội; An sinh và sức khỏe động vật; Chất lượng môi trường; Thích ứng biến đổi khí hậu; Những quy định của chính quyền và quản lý công nghiệp nuôi trồng thủy sản.
Theo TS Võ Nam Sơn, Khoa Thủy sản – trường ĐH Cần Thơ, việc đưa ra EAFI là một quá trình phân tích cấp độ lặp đi lặp lại độc lập có nhiều bước dựa trên các thông tin thực tế và chú trọng các vấn đề đạo đức, tính bền vững, dễ sử dụng kể cả những người không phải là chuyên gia.
GS.TS Nguyễn Thanh Phương cho biết thêm, EAFI không phải là bắt buộc mà được xem như công cụ hỗ trợ, cung cấp thông tin, chứng minh về nguồn gốc, tính bền vững của sản phẩm cho người tiêu dùng châu Âu an tâm khi quyết định mua hàng. Các nước EU nhập khẩu thủy sản hơn 50%, nhưng hiện nay có nhiều rào cản, tiêu chuẩn đặt ra đối với mặt hàng này, do đó bộ tiêu chí này sẽ giúp ích rất nhiều cho ngành thủy sản thuộc 4 nước.
Dự án SEAT do EU tài trợ với tổng kinh phí hơn 5 triệu USD nhằm hiểu rõ về chuỗi giá trị ngành hàng Thủy sản mới của châu Á và nhận diện các vấn đề mang tính bền vững của ngành hàng này. Các nhà nghiên cứu quốc tế tập trung nghiên cứu bốn mặt hàng thủy sản đang bày bán trên thị trường châu Âu là: cá rô phi, cá tra, tôm sú và tôm càng xanh.
Tại Việt Nam, phạm vi dự án thực hiện chọn 2 đối tượng nghiên cứu là cá tra và tôm sú, tổng kinh phí hơn 200.000 USD, trường ĐH Cần Thơ là đơn vị chủ trì thực hiện.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 1/4, tại xã Chánh An, huyện Mang Thít, Sở NN&PTNT Vĩnh Long phối hợp với các cơ quan chức năng thiêu hủy 10 bộ xuyệt điện thu giữ từ các đối tượng đánh bắt tận diệt trên sông.

Trong số các đề án chăn nuôi triển khai trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong nhiều năm qua thì Đề án phát triển đàn lợn nái Móng Cái thuần được đánh giá là một đề án thành công, bởi nó được xây dựng trên cơ sở xuất phát từ nhu cầu thực tế tập quán chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ của nông thôn miền núi cũng như xu thế thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện nay.

Ngày 21-3, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định 619/QĐ-UBND về việc hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do bệnh nguy hiểm gây ra trên địa bàn tỉnh.

Giá tôm thẻ chân trắng không ổn định, xuống thấp như hiện nay, nhiều hộ dân nuôi tôm ở Cà Mau đang chuyển sang nuôi tôm sú truyền thống. Từ đó, diện tích nuôi tôm sú đang tăng trở lại sau một thời gian bị tôm thẻ chân trắng thống trị hơn 80% diện tích nuôi công nghiệp.

Năm 2014, tổng diện tích cây điều ở Bình Phước khoảng 135.000 ha, trong đó, diện tích đang cho thu hoạch là 132.575 ha. Dự kiến năng suất gần 1tấn/ ha thì sản lượng điều của tỉnh đạt hơn 132 ngàn tấn. Từ một loại cây trồng chủ lực, cây điều đã trở thành cây làm giàu cho hàng ngàn hộ dân trên đất Bình Phước.