Xăng Dầu Giảm Giá, Ngư Dân Cười Tươi

Ở miền Tây, vào những tháng SX cuối năm, xăng dầu giảm giá đã tạo cảm giác “nhẹ gánh” cho người tiêu dùng, đặc biệt tạo động lực cho ngư dân yên tâm bám biển...
Hiện nay, ở vùng biển Tây Nam tỉnh Cà Mau có hơn 4.500 tàu đánh cá, trong đó khu vực cửa biển thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, thường xuyên tấp nập với hơn 3.000 tàu đánh cá.
Xăng dầu giảm giá sâu, đa số chủ tàu như trút bớt gánh nặng về phí nhiên liệu từ hàng chục triệu đến trên trăm triệu đồng cho mỗi chuyến biển. Niềm vui này càng khích lệ cho nhiều chủ tàu yên tâm ra khơi trong những chuyến biển cuối năm trước khi nghỉ tết.
Ông Tư Tân, chủ tàu câu mực ở Sông Đốc nói: "Giá dầu giảm liên tục trong mấy tháng qua, từ mức 22.000đ/lít xuống 16.580đ/lít như hiện nay, ngư dân hưởng lợi nhiều lắm. Trước đây, với tàu câu mực loại nhỏ của tôi chi phí cho một chuyến biển từ 50-55 triệu đồng, trong đó bao gồm 2.000 lít dầu, nhớt, nước đá và lương thực, thực phẩm cho ngư phủ.
Tuy các mặt hàng phụ trợ theo chuyến biển không giảm, nhưng chỉ riêng giá dầu giảm đã giúp cho ngư dân nhẹ gánh rất nhiều. Hiện chi phí chừng 45 triệu đồng là đủ ra khơi. Hơn nữa vào thời điểm này, thị trường tiêu thụ hải sản đang có giá tốt nên lợi cả đôi đường".
Theo vị chủ tàu này, loại mực khô lớn từ 420.000đ tăng lên 500.000đ/kg, mực loại nhỏ tăng từ 160.000đ lên 180.000đ/kg, mực lá tươi tăng từ 12.000đ tăng lên 15.000đ/kg và chỉ riêng mực ống tươi giá không tăng.
Với những tàu cá công suất lớn, tiêu tốn dầu nhiều sẽ hưởng lợi nhiều hơn. Anh Hai Sơn (Nguyễn Văn Sơn), chủ 4 chiếc tàu lưới bao tại Sông Đốc cho hay, giá dầu giảm ngư dân ai cũng phấn khởi. Bởi riêng khoản nhiên liệu chiếm tới 70% chi phí cho mỗi chuyến biển.
Một chiếc tàu lưới bao, bình quân tiêu tốn từ 4.000-6.000 lít dầu/chuyến. Dầu hạ giá, ngư dân giảm được gần 20 triệu đồng/chuyến. Còn đối với loại tàu to đánh cào lưới, giảm được gần trăm triệu đồng mỗi chuyến nên dễ làm...
Trở về vùng ngọt lúa- cá ở miền Tây, chuyện xăng dầu giảm giá, nông dân hưởng lợi không nhiều.
Ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm HTX nuôi cá tra Thới An, quận Ô Môn (Cần Thơ) tỏ vẻ ngạc nhiên: Chẳng biết có liên quan gì tới giá xăng dầu giảm hay không, trong 2 tuần qua thức ăn thủy sản cho cá tra đột nhiên giảm 350-400đ/kg. Đối với những hộ nuôi cá trên khu vực đầu nguồn có thể giảm bớt phần nào chi phí bơm nước so với vùng hạ lưu.
Song, việc thay nước ao nuôi, người nuôi cá cũng tính theo con nước nên chi phí bơm nước cũng chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể. Do đó, ngoại trừ các Cty hay tập đoàn lớn, có vùng nuôi cá công nghiệp qui mô lớn, sử dụng xăng dầu nhiều sẽ có lợi, con nông dân nuôi quy mô nhỏ lẻ không hạ giá thành SX được bao nhiêu...
Có thể bạn quan tâm

Vụ mùa năm nay, Trạm Khuyến nông huyện Võ Nhai phối hợp với Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam thực hiện mô hình trình diễn giống ngô lai DK 6919 tại xóm Tân Tiến, xã Dân Tiến với quy mô 1ha (ảnh), giống đối chứng là ngô lai NK 67 đang được trồng phổ biến tại địa phương.

Nhiều hộ nghèo, cận nghèo ở Quảng Ngãi thoát nghèo là nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH). Tuy vậy, sau niềm vui thoát nghèo cuộc sống vẫn còn bấp bênh nên rất cần có một nguồn vốn ưu đãi tiếp theo để họ phát triển kinh tế.

Vì thế, lệnh áp thuế đối với cá tra nhập khẩu từ VN sẽ được tiếp tục áp dụng. Tháng 6.2014, ITC thông báo mở cuộc rà soát lần thứ 2; đến ngày 29.9, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ra quyết định liên quan đến đợt rà soát lần 2 và kết luận việc dỡ bỏ lệnh thuế có thể dẫn tới tiếp tục hoặc tái diễn phá giá.

Ngày 29/1/2012, Nhà máy Đạm Cà Mau chính thức đón sản phẩm đầu tiên. Từ đó đến nay, nhà máy luôn duy trì sản xuất ổn định, an toàn, đạt công suất cao. Sản lượng Đạm Cà Mau hiện đáp ứng khoảng 40% nhu cầu trong nước, đưa Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) trở thành một trong những nhà sản xuất và kinh doanh phân bón hàng đầu của Việt Nam.

Ưu tiên mọi nguồn lực để tập trung đầu tư phát triển KT-XH vùng miền núi là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thu hẹp khoảng cách giữa miền núi với đồng bằng. Chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bình quân mỗi năm tổng các nguồn đầu tư cho một huyện miền núi như Hướng Hóa là hơn 50 tỷ đồng, Đakrông khoảng 30 tỷ đồng.