Chủ Động Phòng Chống Bệnh Đốm Trắng Trên Cây Thanh Long

Theo ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, địa phương đang tăng cường công tác chuyển giao kỹ thuật canh tác tiên tiến, khuyến cáo nông dân áp dụng đồng bộ các biện pháp hiệu quả nhằm phòng chống bệnh đốm trắng đang gây hại trên cây thanh long.
Ngành nông nghiệp tỉnh tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đóng trên địa bàn xã Long Định cũng như phối hợp cử cán bộ kiểm tra, khảo sát tình hình gây hại của bệnh đốm trắng trên cây thanh long, đề xuất hướng phòng chống, xử lý hữu hiệu. Trước mắt, khuyến cáo bà con khơi thông kênh mương, thoát nước tốt cho vườn thanh long; gom các cành và trái bị bệnh tiêu hủy; sử dụng phân chuồng hoai mục và nấm đối kháng Trichoderma; bón phân cân đối giữa đạm, lân, kali, không bón thừa đạm.
Đặc biệt, tuyệt đối không sử dụng phân gia cầm tươi bón cho cây thanh long. Theo Tiến sĩ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, áp dụng triệt để các biện pháp trên sẽ giúp nhà vườn hạn chế tối đa tác hại và sự lây lan của căn bệnh đốm trắng trên vườn thanh long. Bệnh đốm trắng trên thanh long đã xác định được tác nhân gây bệnh và lan truyền là do nấm Scytalidium dimidiatum gây ra. Bệnh gây hại trên cả thân, cành, hoa và trái thanh long, gây thất thu lớn cho bà con bởi không tiêu thụ được nông sản.
Tốc độ bệnh lây lan khá nhanh, nhất là trong mùa mưa, ẩm độ cao, ở những vườn không thông thoáng, kém vệ sinh, đặc biệt là vườn bón nhiều phân đạm và sử dụng nhiều chất kích thích sinh trưởng. Bệnh đốm trắng đang gây nhiều thiệt hại cho nhà vườn trồng chuyên canh thanh long tại tỉnh Bình Thuận và Long An. Tại vùng chuyên canh thanh long Chợ Gạo (Tiền Giang) có khoảng 50 ha bị bệnh đốm trắng tấn công.
Có thể bạn quan tâm

Anh Dương Tấn Văn, thôn Tiên Du 1, xã Ninh Phú cho biết, nuôi tôm xen canh cua không tốn kém nhiều chi phí, mà chủ yếu là tiền mua cua giống. Sau khi thả tôm nuôi một thời gian là có thể thả xen cua giống, theo dõi chăm sóc đến cuối vụ là có cua cho thu hoạch.

Chị Phạm Ngọc Ánh, ấp Hố Gùi, xã Tam Giang Ðông, huyện Năm Căn, cho biết: “Trước đây chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc nuôi tôm dưới tán rừng, ít chú trọng công tác trồng và bảo vệ rừng nên tôm nuôi thường xuyên bị dịch bệnh chết. Từ khi thực hiện mô hình nuôi tôm kết hợp trồng rừng, tôm nuôi cho thu hoạch cao”.

Ngư dân huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) đang trúng đậm cua giống và cá kèo giống. Nhiều ngư dân cho biết, năm nay số lượng cá kèo giống và cua giống nhiều hơn những năm trước. Đồng thời, bà con còn bán được giá cao.

Mấy mươi năm gắn bó với nghề nuôi chim yến, mái tóc đã lấm chấm bạc, ông Mười Thiết kể lại rằng, từ những năm 1980, gia đình làm nghề thợ mộc, một số chim yến đã vào nhà ông lưu trú. Những ngày đầu ông chưa biết đó là chim yến và hiển nhiên chưa biết giá trị của tổ yến mang lại. Vì vậy, có đôi lúc ông cùng anh em làm thợ bắt những con chim lưu trú ở nhà ông để bỏ đi.

Huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ có truyền thống phát triển nuôi heo theo quy mô nhỏ tại nông hộ, nhất là tại các xã thuộc phía Bắc kênh Cái Sắn. Gần đây, khi giá heo hơi ở mức cao, người dân rất phấn khởi, tích cực phát triển đàn. Tuy nhiên, chăn nuôi heo theo quy mô nhỏ tại các nông hộ cũng gặp không ít rủi ro.