Xăng Dầu Giảm Giá, Ngư Dân Cười Tươi

Ở miền Tây, vào những tháng SX cuối năm, xăng dầu giảm giá đã tạo cảm giác “nhẹ gánh” cho người tiêu dùng, đặc biệt tạo động lực cho ngư dân yên tâm bám biển...
Hiện nay, ở vùng biển Tây Nam tỉnh Cà Mau có hơn 4.500 tàu đánh cá, trong đó khu vực cửa biển thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, thường xuyên tấp nập với hơn 3.000 tàu đánh cá.
Xăng dầu giảm giá sâu, đa số chủ tàu như trút bớt gánh nặng về phí nhiên liệu từ hàng chục triệu đến trên trăm triệu đồng cho mỗi chuyến biển. Niềm vui này càng khích lệ cho nhiều chủ tàu yên tâm ra khơi trong những chuyến biển cuối năm trước khi nghỉ tết.
Ông Tư Tân, chủ tàu câu mực ở Sông Đốc nói: "Giá dầu giảm liên tục trong mấy tháng qua, từ mức 22.000đ/lít xuống 16.580đ/lít như hiện nay, ngư dân hưởng lợi nhiều lắm. Trước đây, với tàu câu mực loại nhỏ của tôi chi phí cho một chuyến biển từ 50-55 triệu đồng, trong đó bao gồm 2.000 lít dầu, nhớt, nước đá và lương thực, thực phẩm cho ngư phủ.
Tuy các mặt hàng phụ trợ theo chuyến biển không giảm, nhưng chỉ riêng giá dầu giảm đã giúp cho ngư dân nhẹ gánh rất nhiều. Hiện chi phí chừng 45 triệu đồng là đủ ra khơi. Hơn nữa vào thời điểm này, thị trường tiêu thụ hải sản đang có giá tốt nên lợi cả đôi đường".
Theo vị chủ tàu này, loại mực khô lớn từ 420.000đ tăng lên 500.000đ/kg, mực loại nhỏ tăng từ 160.000đ lên 180.000đ/kg, mực lá tươi tăng từ 12.000đ tăng lên 15.000đ/kg và chỉ riêng mực ống tươi giá không tăng.
Với những tàu cá công suất lớn, tiêu tốn dầu nhiều sẽ hưởng lợi nhiều hơn. Anh Hai Sơn (Nguyễn Văn Sơn), chủ 4 chiếc tàu lưới bao tại Sông Đốc cho hay, giá dầu giảm ngư dân ai cũng phấn khởi. Bởi riêng khoản nhiên liệu chiếm tới 70% chi phí cho mỗi chuyến biển.
Một chiếc tàu lưới bao, bình quân tiêu tốn từ 4.000-6.000 lít dầu/chuyến. Dầu hạ giá, ngư dân giảm được gần 20 triệu đồng/chuyến. Còn đối với loại tàu to đánh cào lưới, giảm được gần trăm triệu đồng mỗi chuyến nên dễ làm...
Trở về vùng ngọt lúa- cá ở miền Tây, chuyện xăng dầu giảm giá, nông dân hưởng lợi không nhiều.
Ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm HTX nuôi cá tra Thới An, quận Ô Môn (Cần Thơ) tỏ vẻ ngạc nhiên: Chẳng biết có liên quan gì tới giá xăng dầu giảm hay không, trong 2 tuần qua thức ăn thủy sản cho cá tra đột nhiên giảm 350-400đ/kg. Đối với những hộ nuôi cá trên khu vực đầu nguồn có thể giảm bớt phần nào chi phí bơm nước so với vùng hạ lưu.
Song, việc thay nước ao nuôi, người nuôi cá cũng tính theo con nước nên chi phí bơm nước cũng chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể. Do đó, ngoại trừ các Cty hay tập đoàn lớn, có vùng nuôi cá công nghiệp qui mô lớn, sử dụng xăng dầu nhiều sẽ có lợi, con nông dân nuôi quy mô nhỏ lẻ không hạ giá thành SX được bao nhiêu...
Có thể bạn quan tâm

Giá heo hơi trên thị trường đang tăng cao, kéo giá heo thịt tăng từ 10 đến 15% so với tháng trước. Nhiều hộ chăn nuôi trong tỉnh bắt đầu cho tái đàn, sau một thời gian dài “treo” chuồng hoặc nuôi với số lượng ít.

Lãnh đạo UBND huyện Sông Hinh cho biết, mủ cao su trồng tại huyện được các thương lái mua với giá 11.000 đồng/kg mủ đông, giảm 5.000 đồng/kg so với năm trước và chỉ bằng 1/3 giá mủ của năm 2010.

Tháng 07/2013, mặc dù trên biển Đông xuất hiện cơn bão số 2, có tên quốc tế là Rammasun, với cường độ mạnh đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất khai thác hải sản của ngư dân các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Bình, cũng như người nuôi tại một số tỉnh,. Tuy nhiên, ảnh hưởng của cơn bão chưa gây tác động nhiều đến kết quả sản xuất trong tháng.

Thời gian qua, bệnh đốm trắng trên thanh long diễn biến phức tạp, gây lo lắng cho người trồng thanh long. Đặc biệt, trong lúc giá thanh long diễn biến chưa thuận lợi, tình trạng bệnh đốm trắng gây hại thanh long xảy ra trên diện rộng càng gây khó khăn cho người trồng.

Tơ Hồng Đô (Thiệu Hóa) từng dệt nên thương hiệu dân gian cho cả một vùng đất, nhưng nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu nơi đây cũng lắm thăng trầm. Có thời kỳ do đầu ra của sản phẩm không ổn định nên nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu ở Thiệu Đô tưởng chừng như mai một.