Xác Lập Quyền Chỉ Dẫn Địa Lý Cho Nhãn Xuồng Cơm Vàng Bà Rịa - Vũng Tàu

Tin từ Sở Khoa học – Công nghệ cho biết, đơn vị này vừa tổ chức Hội đồng khoa học xét duyệt đề tài “Xác lập quyền chỉ dẫn địa lý cho nhãn xuồng cơm vàng Bà Rịa – Vũng Tàu”.
Theo đó, có 2 hồ sơ tham dự xét duyệt, nhóm I gồm tiến sĩ Bùi Xuân Khôi (Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ) và thạc sĩ Lê Minh Châu (Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và môi trường phía nam) đồng chủ nhiệm đề tài. Nhóm II gồm ông Nguyễn Tiến Bảy và ông Vũ Ngọc Đãng (Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh) đồng chủ nhiệm đề tài.
Mục tiêu của đề tài nhằm xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý “Nhãn xuồng cơm vàng Bà Rịa – Vũng Tàu” được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Đồng thời, xây dựng cơ chế quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm nhãn xuống cơm vàng của tỉnh. Xây dựng các điều kiện, phương tiện và cơ chế phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn “Bà Rịa – Vũng Tàu” cho sản phẩm nhãn xuồng cơm vàng như tem, bao bì, nhãn.
Được biết, tháng 8-2012, giống nhãn xuồng cơm vàng Bà Rịa – Vũng Tàu vừa được chính thức xác lập và công nhận trong top 50 loại trái cây đặc sản nổi tiếng Việt Nam. Chính vì vậy, việc xác lập quyền chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nhãn xuồng cơm vàng Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ góp phần tạo dựng thương hiệu và chỗ đứng vững chắc của nhãn xuồng cơm vàng trên thị trường, tăng cường lợi thế cạnh tranh và tăng thu nhập cho người trồng nhãn.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 12/2, giá atisô tại chợ Đà Lạt loại hoa tươi chỉ còn 30.000 đồng/kg; trong khi, cách nay hơn nửa năm, giá này là 300.000 đồng; có lúc, giá này tăng lên đến 350.000 đồng (khoảng tháng 8/2014) - tăng gấp 7 lần so với cuối năm 2013. Tuy nhiên, trong gần nửa năm gần đây, giá atisô Đà Lạt giảm dần khiến nhiều nhà vườn lo ngại tình trạng chặt bỏ vườn atisô có khả năng tái diễn như cách nay hơn hai năm.

Trang trại chuối Laba Đà Lạt Điền Công Tâm là ý tưởng và tâm huyết chung của ba ông Điền, Công, Tâm - cũng là những người bạn thân thiết của nhau. Đây là trang trại chuyên canh chuối khép kín từ khâu sản xuất cây giống, đến trồng chuối thương phẩm, bắt đầu từ năm 2013, trên diện tích 50ha tại thôn 8, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh.

Điều mọi người đều dễ nhận thấy là việc xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển thanh long còn lúng túng, diện tích cây thanh long tăng quá nhanh một cách tự phát do lợi nhuận cao. Theo kế hoạch mấy năm trước đây, diện tích cây thanh long đến năm 2015 là 15 nghìn ha, nhưng đến nay con số đã xấp xỉ 30 nghìn ha.

Tuy nhiên bà con luôn lo lắng về bệnh dịch vì năm nào cũng xảy ra dịch bệnh viêm ruột, trùng quả dưa, đốm đỏ... làm cá chết hàng loạt. Trong khi đó, bà con chủ yếu nuôi cá theo kinh nghiệm, chưa có phương pháp phòng trừ, việc chữa trị còn lúng túng, gây thiệt hại lớn đến kinh tế của các hộ nuôi...

Sau khi trừ chi phí, chủ tàu thu được hàng chục triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia trên dưới 1 triệu đồng. Riêng tàu cá QNg – 98214 TS của ngư dân Nguyễn Mai thu được hơn 3 tấn. Anh thu được khoản lãi gần 20 triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia 1 – 1,5 triệu đồng.