Xác Lập Quyền Chỉ Dẫn Địa Lý Cho Nhãn Xuồng Cơm Vàng Bà Rịa - Vũng Tàu

Tin từ Sở Khoa học – Công nghệ cho biết, đơn vị này vừa tổ chức Hội đồng khoa học xét duyệt đề tài “Xác lập quyền chỉ dẫn địa lý cho nhãn xuồng cơm vàng Bà Rịa – Vũng Tàu”.
Theo đó, có 2 hồ sơ tham dự xét duyệt, nhóm I gồm tiến sĩ Bùi Xuân Khôi (Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ) và thạc sĩ Lê Minh Châu (Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và môi trường phía nam) đồng chủ nhiệm đề tài. Nhóm II gồm ông Nguyễn Tiến Bảy và ông Vũ Ngọc Đãng (Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh) đồng chủ nhiệm đề tài.
Mục tiêu của đề tài nhằm xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý “Nhãn xuồng cơm vàng Bà Rịa – Vũng Tàu” được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Đồng thời, xây dựng cơ chế quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm nhãn xuống cơm vàng của tỉnh. Xây dựng các điều kiện, phương tiện và cơ chế phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn “Bà Rịa – Vũng Tàu” cho sản phẩm nhãn xuồng cơm vàng như tem, bao bì, nhãn.
Được biết, tháng 8-2012, giống nhãn xuồng cơm vàng Bà Rịa – Vũng Tàu vừa được chính thức xác lập và công nhận trong top 50 loại trái cây đặc sản nổi tiếng Việt Nam. Chính vì vậy, việc xác lập quyền chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nhãn xuồng cơm vàng Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ góp phần tạo dựng thương hiệu và chỗ đứng vững chắc của nhãn xuồng cơm vàng trên thị trường, tăng cường lợi thế cạnh tranh và tăng thu nhập cho người trồng nhãn.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù thời tiết năm nay không được thuận lợi, đầu vụ nắng nóng, ít mưa, nhưng nhờ được trồng theo công nghệ Nhật Bản nên thanh long luôn nặng trĩu quả.

Trạm Khuyến nông thị xã Thái Hòa đã triển khai mô hình nuôi cá lồng trắm, chép giòn tại hộ ông Võ Xuân Hương ở xóm 16, xã Nghĩa Thuận và cho hiệu quả cao.

Anh Huỳnh Vũ Cần đang tập trung đầu tư cho mô hình nuôi rắn ri cá, bởi theo anh, đây chính là đối tượng nuôi có thể giúp anh vươn lên khá giàu trong tương lai

Sau khi trừ hết chi phí ông Bon còn lời trên 300 triệu đồng từ tiền bán cá, chưa kể thu nhập từ lươn giống và các sản phẩm khác như trái cây, sen...

Cải tạo vườn, chuyển đổi diện tích lúa không chủ động nước tưới sang trồng cây ăn quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao; có hộ thu lãi 200 - 300 triệu đồng/năm.