Xã Việt Thành đón nhận danh hiệu NTM

Nằm ở phía Bắc huyện Trấn Yên, Việt Thành có 12 thôn với 827 hộ, 3.039 khẩu chủ yếu là SXNN.
Sau 4 năm xây dựng NTM, Việt Thành đã kiên cố hóa được 25 km đường giao thông nông thôn, 100% hệ thống mương chính, 70% kênh mương nội đồng, 100% số hộ có điện lưới quốc gia… tổng vốn đầu tư 50,76 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 13,2 tỷ đồng.
Từ nhiều năm qua Việt Thành phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, hiện xã có 57 ha dâu tập trung mỗi năm thu nhập gần 10 tỷ đồng.
Ngoài ra nghề trồng nấm linh chi, mộc nhĩ cũng đang cho thu nhập cao, SXNN tập trung trồng lúa chất lượng cao bán ra thị trường…; thu nhập đầu người đạt từ 22-25 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 3,81%.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình đó, ông Nguyễn Văn Phong, phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành công văn số 803/UBND-NN ngày 18 tháng 3 năm 2014 về việc chấp thuận chủ trương phân bổ hơn 01 tỷ đồng để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mua dự phòng 30 tấn chlorine để phòng, chống dịch bệnh trên động vật thủy sản.

Theo báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT), 6 tháng qua, kiểm tra lấy mẫu 832 mẫu thủy sản nuôi, chỉ phát hiện 4 mẫu thủy sản có dư lượng hóa chất vượt giới hạn tối đa cho phép tại khu vực Nam bộ, giảm so với năm 2013.

Trước đây cả gia đình anh Trần Văn Thắng ở khu trang trại Đầm Cói, phường Hội Hợp (Vĩnh Yên) chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng, thời tiết thuận lợi được mùa thì cũng chỉ đủ ăn. Nếu chỉ trông vào mấy sào ruộng thì quanh năm chỉ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời không biết đến khi nào mới thoát nghèo.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2015, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chuyển đổi 112.000 ha trồng lúa sang các loại cây trồng khác và đến năm 2020, tổng diện tích đất trồng lúa sẽ chuyển đổi sang các loại cây trồng khác là 204.000 ha.

Hiện, chất lượng gạo của Việt Nam kém là do cách làm ăn chụp giật của các thương lái, trộn lẫn các loại gạo cao cấp thấp cấp với nhau. Điệp khúc được mùa mất giá , nông dân bỏ ruộng vẫn tiếp diễn do các bộ, ban ngành đang bỏ mặc nông dân.