Xã Viên An (Sóc Trăng) Phát Triển Mô Hình Tổ Hợp Tác Bò Sữa

Những năm gần đây, mô hình nuôi bò sữa ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng) phát triển khá mạnh, ngoài hỗ trợ người dân về vốn, giống, chuyển giao kỹ thuật, thời gian qua một số địa phương còn thành lập được nhiều tổ hợp tác, tổ chăn nuôi bò sữa khá hiệu quả.
Như Tổ hợp tác Thanh niên lập nghiệp ấp Bờ Đập, xã Viên An có 28 thành viên, lúc đầu mỗi thành viên chỉ nuôi từ 01 đến 02 con bò, đến nay đã tăng đàn lên hàng chục con, nâng tổng số đàn bò của tổ hợp tác hiện có lên 140 con.
Thời gian qua, ngoài phối hợp cùng ngành chức năng tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, các thành viên trong tổ còn hùn vốn tiết kiệm được gần 200 triệu đồng, kịp thời hỗ trợ nhau trang bị thêm dụng cụ, mở rộng chuồng trại, tăng đàn, nâng cao thu nhập. Đến cuối năm 2013, tổ hợp tác không còn thành viên nghèo.
Anh Sơn Hiên, thành viên của tổ hợp tác cho biết: “Khi tham gia tổ hợp tác được dự án hỗ trợ con bò, cán bộ thú y cũng hướng dẫn hỗ trợ kỹ thuật nuôi đến nay bò phát triển rất tốt và bắt đầu cho sữa, gia đình rất là phấn khởi”.
Là một trong những địa phương của huyện Trần Đề phát triển mạnh mô hình nuôi bò sữa, xã Viên An hiện có tổng đàn bò hơn 1.140 con, để đáp ứng nguồn thức ăn cho bò, xã đã quy hoạch và vận động người dân chuyển đổi đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng cỏ được trên 73 ha, thành lập được 08 tổ hợp tác chăn nuôi với 430 thành viên, góp phần tích cực cho công tác giảm nghèo của xã thời gian qua.
Ông Trần Quốc An, Bí thư đảng ủy xã Viên An cho biết:“ Bà con cũng được trung tâm khuyến nông tập huấn trước khi hỗ trợ cho vay vốn nuôi bò. Bên cạnh đó, tổ hợp tác rất quan tâm đối với các hộ nuôi bò sữa, có mô hình nuôi bò sữa thấy đời sống bà con có nhiều phát triển, ít bỏ quê đi làm ăn xa”.
Mô hình nuôi bò sữa ở huyện Trần Đề ngày càng hiệu quả và sẽ được huyện chỉ đạo nhân rộng trong thời gian tới, vừa giúp người dân có việc làm, tăng thu nhập, vừa thực hiện chủ trương chuyển đổi giống, cây trồng, vật nuôi phù hợp, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện nhà phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Bưởi da xanh là loại trái cây đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Với diện tích trên 4.000 hecta, cây bưởi da xanh được xác định là một trong các loại cây trồng chủ lực của tỉnh Bến Tre. Thời gian qua, giá bán bưởi da xanh ổn định ở mức cao nhờ có thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

Trong thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đề cập nhiều về phát triển cây mắc ca (Macdamia) tại Việt Nam, nhất là các vùng có điều kiện thích hợp với cây mắc ca như Tây Bắc và Tây Nguyên. Để chứng minh những luận cứ khoa học đã nghiên cứu, chúng tôi đã tiếp xúc với ông Thu Cúc - chủ vườn mắc ca tại huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lắk - người tiên phong trồng cây Mắc ca tại khu vực Tây Nguyên.

Giá tôm nguyên liệu ở Bạc Liêu đang tăng cao kỷ lục trong 4 năm gần đây. Tôm sú sống loại 30 con/kg có giá trên 300.000 đồng/kg, loại 20 con/kg là 340.000 đồng/kg, tôm muối đá loại 30 con/kg là 190.000 đồng/kg... Mức giá này tăng so với cùng kỳ năm ngoái khoảng 50.000 đồng/kg tùy theo loại.

Vừa qua, tại xã Phú Nhuận (TP. Bến Tre) xuất hiện mô hình nuôi heo bằng đệm sinh học, một hỗn hợp gồm trấu, mùn cưa, men vi sinh… Hiệu quả mà mô hình này đem lại là tiết kiệm điện nước, công lao động chăm sóc, giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh.

Theo thông tin từ Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, từ đầu vụ vải đến nay đã có 18 nghìn tấn quả vải tươi của tỉnh Bắc Giang được xuất khẩu qua Cửa khẩu Kim Thành.