Xã Viên An (Sóc Trăng) Phát Triển Mô Hình Tổ Hợp Tác Bò Sữa

Những năm gần đây, mô hình nuôi bò sữa ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng) phát triển khá mạnh, ngoài hỗ trợ người dân về vốn, giống, chuyển giao kỹ thuật, thời gian qua một số địa phương còn thành lập được nhiều tổ hợp tác, tổ chăn nuôi bò sữa khá hiệu quả.
Như Tổ hợp tác Thanh niên lập nghiệp ấp Bờ Đập, xã Viên An có 28 thành viên, lúc đầu mỗi thành viên chỉ nuôi từ 01 đến 02 con bò, đến nay đã tăng đàn lên hàng chục con, nâng tổng số đàn bò của tổ hợp tác hiện có lên 140 con.
Thời gian qua, ngoài phối hợp cùng ngành chức năng tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, các thành viên trong tổ còn hùn vốn tiết kiệm được gần 200 triệu đồng, kịp thời hỗ trợ nhau trang bị thêm dụng cụ, mở rộng chuồng trại, tăng đàn, nâng cao thu nhập. Đến cuối năm 2013, tổ hợp tác không còn thành viên nghèo.
Anh Sơn Hiên, thành viên của tổ hợp tác cho biết: “Khi tham gia tổ hợp tác được dự án hỗ trợ con bò, cán bộ thú y cũng hướng dẫn hỗ trợ kỹ thuật nuôi đến nay bò phát triển rất tốt và bắt đầu cho sữa, gia đình rất là phấn khởi”.
Là một trong những địa phương của huyện Trần Đề phát triển mạnh mô hình nuôi bò sữa, xã Viên An hiện có tổng đàn bò hơn 1.140 con, để đáp ứng nguồn thức ăn cho bò, xã đã quy hoạch và vận động người dân chuyển đổi đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng cỏ được trên 73 ha, thành lập được 08 tổ hợp tác chăn nuôi với 430 thành viên, góp phần tích cực cho công tác giảm nghèo của xã thời gian qua.
Ông Trần Quốc An, Bí thư đảng ủy xã Viên An cho biết:“ Bà con cũng được trung tâm khuyến nông tập huấn trước khi hỗ trợ cho vay vốn nuôi bò. Bên cạnh đó, tổ hợp tác rất quan tâm đối với các hộ nuôi bò sữa, có mô hình nuôi bò sữa thấy đời sống bà con có nhiều phát triển, ít bỏ quê đi làm ăn xa”.
Mô hình nuôi bò sữa ở huyện Trần Đề ngày càng hiệu quả và sẽ được huyện chỉ đạo nhân rộng trong thời gian tới, vừa giúp người dân có việc làm, tăng thu nhập, vừa thực hiện chủ trương chuyển đổi giống, cây trồng, vật nuôi phù hợp, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện nhà phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Mới đây, Công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung (PVFCCo Central), Trung tâm Khuyến nông Gia Lai, Công ty TNHH MTV Iagrai đã phối hợp tổ chức Hội thảo tổng kết mô hình Sử dụng bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ trên cây cà phê trong niên vụ năm 2015 tại xã Iahrung, huyện Iagrai (Gia Lai).

Theo nhiều người trồng mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, hiện thương lái mua mía tại ruộng (giống ROC 16) đang ở mức từ 1.100 - 1.200 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với đầu vụ (giữa tháng 9).

Vựa nuôi tôm hùm trên quê hương Hải đội Hoàng Sa đã đến mùa thu hoạch, tuy nhiên giá lại giảm từ 800.000 - 1,1 triệu đồng/kg, khiến người nuôi tôm hùm bị thua lỗ nặng, phải nuôi cầm chừng chờ giá tăng trở lại.

Lượng hành tây Đà Lạt hàng khan hiếm khi trái mùa là nguyên nhân chính đẩy giá hành bán ra của nhà vườn lên mức 30.000 đồng một kg.

Giống đu đủ ruột vàng F1 Sinta và Carinosa do Cty TNHH East-West seed (Hai mũi tên đỏ) cung cấp với đặc điểm ăn ngon, thịt chắc, đang được thị trường ưa chuộng và bán được giá cao.