Xã Tân Lâm (Bà Rịa - Vũng Tàu) Có Khoảng 100 Ha Quýt Đường Bị Chặt Bỏ Vì Sâu Bệnh

Theo thống kê sơ bộ của UBND xã Tân Lâm (huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu) từ năm 2013 đến nay trên địa bàn xã đã có khoảng 100 ha/400 ha trồng quýt đường của toàn xã bị rụng trái, chết cây, nhiều hộ dân phá bỏ để trồng tiêu, nhãn…
Theo các hộ trồng quýt, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do người trồng không kiểm soát được nguồn giống nên vườn quýt bị phát bệnh từ giống mới mua về.
Do không khắc phục được hiện tượng nhiễm bệnh rồi giảm năng suất nên “phong trào” phá bỏ vườn quýt để chuyển sang cây trồng khác diễn ra rất mạnh trong đầu mùa mưa năm 2014.
Để phòng, chống dịch bệnh cho cây quýt, Sở KH-CN đã phối hợp với cơ quan chức năng liên quan tổ chức hội thảo “giải pháp canh tác quýt đường bền vững” cho bà con nông dân xã Tân Lâm.
Tại hội thảo, các nhà khoa học của Trung tâm nghiên cứu đất- phân bón và mơi trường phía Nam cho rằng việc phá bỏ cây quýt để chuyển sang cây trồng khác ở thời điểm này không phải là giải pháp hiệu quả và có lợi cho người nông dân.
Vấn đề quan trọng là phải tìm cách để phòng trừ sâu bệnh, bón phân, chăm sóc hợp lý để tránh trường hợp vườn quýt giảm năng suất hoặc chết vì sâu bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Ghi nhận đến đầu tháng 11-2015, Long An xảy ra 2 ổ dịch bệnh tai xanh trên heo tại huyện Thủ Thừa và Châu Thành với số lượng 70 con, trong đó, huyện Thủ Thừa có 51 con, Châu Thành có 19 con.

Chăn tằm, công việc truyền thống nhưng cũng lắm cực nhọc của nhà nông bao đời nay, công việc này vốn không thể thiếu những công cụ cái nong, cái né.

Đó là ông Bạch Văn Sơn, ở xã Nhơn Tân, TX An Nhơn, tỉnh Bình Định chuyên chăn nuôi heo và trồng rừng kinh tế; là nông dân sản xuất giỏi của thị xã An Nhơn.

Ngày 25/11/2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bắc Ninh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện mô hình “Chăn nuôi gà đẻ trứng trên nền đệm lót sinh học” tại xã Hoà Tiến, huyện Yên Phong.

Dù không có lợi thế về khí hậu, đất đai, song Hà Nam đã đặt ra mục tiêu trở thành “thủ phủ” nuôi bò sữa giữa đồng bằng sông Hồng với số lượng có thể lên tới 15.000 con.