Xã Tân Lâm (Bà Rịa - Vũng Tàu) Có Khoảng 100 Ha Quýt Đường Bị Chặt Bỏ Vì Sâu Bệnh

Theo thống kê sơ bộ của UBND xã Tân Lâm (huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu) từ năm 2013 đến nay trên địa bàn xã đã có khoảng 100 ha/400 ha trồng quýt đường của toàn xã bị rụng trái, chết cây, nhiều hộ dân phá bỏ để trồng tiêu, nhãn…
Theo các hộ trồng quýt, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do người trồng không kiểm soát được nguồn giống nên vườn quýt bị phát bệnh từ giống mới mua về.
Do không khắc phục được hiện tượng nhiễm bệnh rồi giảm năng suất nên “phong trào” phá bỏ vườn quýt để chuyển sang cây trồng khác diễn ra rất mạnh trong đầu mùa mưa năm 2014.
Để phòng, chống dịch bệnh cho cây quýt, Sở KH-CN đã phối hợp với cơ quan chức năng liên quan tổ chức hội thảo “giải pháp canh tác quýt đường bền vững” cho bà con nông dân xã Tân Lâm.
Tại hội thảo, các nhà khoa học của Trung tâm nghiên cứu đất- phân bón và mơi trường phía Nam cho rằng việc phá bỏ cây quýt để chuyển sang cây trồng khác ở thời điểm này không phải là giải pháp hiệu quả và có lợi cho người nông dân.
Vấn đề quan trọng là phải tìm cách để phòng trừ sâu bệnh, bón phân, chăm sóc hợp lý để tránh trường hợp vườn quýt giảm năng suất hoặc chết vì sâu bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Xác định đậu phụng là cây hoa màu ngắn ngày, cho hiệu quả kinh tế cao nên huyện Nông Sơn khuyến khích bà con nông dân tăng cường thâm canh, mở rộng diện tích, đặc biệt là trên những diện tích đất lúa không thuận lợi nguồn nước tưới.

Canh tác nương rẫy vốn là tập quán sản xuất lâu đời của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Cùng với đó là tình trạng du canh du cư, phát rừng làm rẫy một cách tự phát đã làm cho tài nguyên rừng đứng trước nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng.

Tôn trọng tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng hợp tác xã kiểu mới, Nhà nước phải tăng cường hỗ trợ… là những gì ông Nguyễn Hữu Nguyên (thường gọi ba Nghiệp), “đại gia” nuôi cá tra ở xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang), đúc kết được sau nhiều chuyến học tập ở nước ngoài. Theo ông, nếu không thay đổi tư duy sản xuất, cá tra Việt Nam sẽ khó tồn tại và cạnh tranh với thế giới.

Không ai biết rõ con nghêu xuất hiện ở vùng biển Gò Công từ bao giờ, chỉ biết những năm trước đây, nhiều người đã khai thác và làm giàu từ nó. Chính vì nguồn lợi quá dồi dào nên nhiều người đã ví các sân nghêu như mỏ “vàng trắng”. Tuy nhiên, những năm gần đây, người nuôi nghêu lại đau đáu nỗi lo mỗi khi vào mùa thu hoạch; nhiều người mất ăn, mất ngủ, thậm chí bạc đầu vì nó.
Được cán bộ nông nghiệp xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên giới thiệu, chúng tôi tìm đến mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên nền cát trải bạt của anh Lê Văn Nhất ở thôn Hòa Thạch.