Xã Tam Phước (Bà Rịa - Vũng Tàu) Trồng Xen Canh Cây Mì Và Cây Tràm Ghép Cho Thu Nhập Cao

Do thời gian gần đây, khoai mì rớt giá, năng suất thấp nên nông dân trên địa bàn xã Tam Phước, huyện Long Điền (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã trồng xen canh cây tràm ghép cao sản để tăng thu nhập, cải tạo đất tốt hơn.
Hiện diện tích đất trồng khoai mì trên địa bàn xã Tam Phước còn lại rất ít, tính chất đất cát trắng bạc màu, chi phí đầu tư canh tác rất cao.
Trong thời gian gần đây, bệnh trên cây mì liên tục xảy ra, nên hầu hết người trồng khoai mì trên địa bàn xã chọn phương án trồng cây tràm ghép cao sản để cải tạo đất, tăng năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, thương lái mua tại đám từ 60 triệu đến 65 triệu đồng/ha. Trong khi đó, nếu chỉ trồng khoai mì, 1ha đất chỉ đạt hơn 20 triệu đồng.
Cách làm này đem lại hiệu quả kinh tế hơn so với trước, lại vừa hạn chế được rủi ro của giá cả thị trường. Theo bà con nông dân, cây tràm ghép cao sản ít xảy ra bệnh, thị trường ổn định. Hơn nữa, việc luân canh cây tràm ghép cao sản trên đất để cải tạo đất tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 22/8/2014, tại huyện Di Linh, Ban Chỉ đạo Dự án nâng cao chất lượng sản xuất và kinh doanh cà phê Robusta ở Việt Nam đã họp để đánh giá tiến độ thực hiện dự án và bàn giải pháp để tiếp tục triển khai hoạt động của dự án ở giai đoạn II.

Trong thời kỳ xây dựng và đổi mới đất nước, đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) tiếp tục tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, ra sức lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng buôn làng ngày càng tiến bộ. Trong 5 năm qua, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc đã đạt nhiều kết quả quan trọng, bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào các dân tộc có sự tiến bộ rõ rệt.

Mới bước vào đầu vụ thu hoạch mì nhưng bà con nông dân như ngồi trên lửa vì mì tụt giá mạnh. Nguy cơ thua lỗ đang hiện ra trước mắt.

Chỉ vào đám ruộng giống VN121 trĩu hạt đang được máy gặt đập liên hợp xử lý, bà Huỳnh Thị B., ngụ thôn Xuân Đình, xã Hành Thịnh (Nghĩa Hành) bực mình bảo: “Lúa chín, sợ đổ ngã nên tôi kêu máy ông này “cộp” cho đỡ tốn công.

Việt Nam đưa ra mức giá là 460 đô la Mỹ/tấn, mức thấp nhất trong các nước dự thầu nhưng không trúng thầu vì giá trần Philippines đưa ra thấp hơn.