Xã Nam Sơn (Quảng Ninh) Phát Triển Vùng Trồng Thanh Long

Cây thanh long đang được huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) chọn là một trong 5 loại nông sản hàng hoá chủ lực. Trong đó, Nam Sơn là xã có diện tích và tiềm năng lớn nhất để đưa thanh long phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.
Tận dụng lợi thế tự nhiên, xã Nam Sơn (Ba Chẽ) đã lựa chọn đưa cây thanh long vào trồng. Chị Đào Thị Thuận, thôn Nam Hả Ngoài, một trong những hộ gia đình trồng cây thanh long từ khá sớm cho biết: Trước đây, nhà tôi đầu tư trồng vải nhưng không hiệu quả.
Năm 2010, tôi nhờ người mua giống cây thanh long ở các vùng ngoài đem về trồng. Mới đầu, tôi trồng 70 hốc, mặc dù chỉ nghe qua giới thiệu và hướng dẫn cách chăm sóc, nhưng cây thanh long phát triển rất nhanh, chỉ hơn 1 năm sau thì cho thu hoạch.
Trồng thanh long cũng rất dễ, không tốn nhiều công chăm sóc, đặc biệt thanh long trồng ở Nam Sơn có vỏ mỏng, độ ngọt, độ đậm và thơm hơn giống thanh long ở vùng khác. Giá bán thanh long lại ổn định. Trong vụ thanh long vừa qua, nhà tôi thu được hơn 1 tấn quả, giá bán từ 30.000-40.000 đồng/kg. Hiện nay, gia đình tôi đang triển khai trồng 100 hốc cây thanh long ruột đỏ theo dự án của huyện.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, đến nay cây thanh long đã được 55 hộ dân trên địa bàn xã Nam Sơn trồng, với diện tích 16,7ha, tập trung ở thôn Nam Hả Ngoài, Nam Hả Trong, Sơn Hải… cho sản lượng 10 tấn/ha, cho thu nhập từ 500 triệu đồng/ha trở lên. Nam Sơn đang phấn đấu trong 2 năm tới sẽ nâng gấp đôi diện tích trồng thanh long.
Theo đó, có 8/10 thôn của Nam Sơn đã quy hoạch trồng loại cây này, với diện tích 200ha. Để cây thanh long phát triển, huyện Ba Chẽ đã có cơ chế hỗ trợ 60.000 đồng/cột trụ trồng thanh long và 50% giá giống.
Đồng thời, hỗ trợ nguồn vốn vay mỗi hộ không quá 30 triệu đồng trong thời gian 3 năm, với lãi suất 0%, tạo điều kiện để người dân đầu tư phát triển. Cùng với đó, huyện Ba Chẽ đã chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với xã triển khai các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho người dân về kỹ thuật trồng và chăm sóc để người dân chủ động trong việc phát triển loại cây này và tìm đầu ra cho sản phẩm.
Đồng chí Lý Văn Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Sơn cho biết: Thanh long là cây nông sản đặc trưng có thế mạnh riêng của Nam Sơn, có khả năng phát triển thành sản phẩm thương hiệu. Đây là điều kiện quan trọng để Nam Sơn giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước đưa chương trình xây dựng NTM thành công. Xã đã thực hiện đăng ký cây thanh long theo chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm của tỉnh”.
Có thể bạn quan tâm

Giá rau muống tăng gần gấp ba lần so với bình thường, phổ biến ở mức 10.000 đồng -12.000 đồng/mớ, rau ngót lên mức 7.000-8.000 đồng, mồng tơi 6.000-7.000 đồng/mớ, cải ngọt 20.000-22.000 đồng/kg

Ở giữa những vạt rừng âm u của xã Sì Lở Lầu (Phong Thổ, Lai Châu) có một người đàn ông Dao từ khó nghèo đã vươn lên trở thành triệu phú và vẫn hoàn thành xuất sắc trọng trách phó “thủ lĩnh” Hội ND xã, được bà con tin yêu...

Trong khi người dân 2 xã Đông, xã Lơ Ku (Kbang , Gia lai) vẫn chưa nhận được tiền đền bù từ vụ bắp (ngô) không có hạt thì đến lượt người dân xã Đăk Pơ Pho huyện Kon Chro của tỉnh này cũng khốn đốn bởi 2 giống bắp NK 67, NK 7328.

Khi chúng tôi đến, các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm mồ hôi nhễ nhại, đang mải miết kéo lưới bắt cá; trên bờ bà con nông dân nói cười hồ hởi, chờ để nhận con giống về nuôi. Ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch Hội Nghề cá phường Hà An (TX Quảng Yên) vui vẻ nói với chúng tôi: “Khi nhận được tin Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Sản xuất giống thuỷ sản đã sản xuất thành công giống cá đối mục, bà con chúng tôi ai cũng mừng, cứ như sắp có một mùa bội thu lớn vậy.

Nhằm chọn lọc đàn dê địa phương để tạo ra đàn dê cái nền có khả năng sinh sản cao thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương, Sở KH&CN Bắc Kạn đã phối hợp với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội xây dựng và triển khai dự án “Nghiên cứu cải tạo giống dê tại tỉnh Bắc Kạn”. Thời gian thực hiện trong 3 năm (2011 - 2013). Địa điểm thực hiện tại xã Hoà Mục huyện Chợ Mới, xã Nông Thượng thị xã Bắc Kạn.