Xã Nam Sơn (Quảng Ninh) Phát Triển Vùng Trồng Thanh Long

Cây thanh long đang được huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) chọn là một trong 5 loại nông sản hàng hoá chủ lực. Trong đó, Nam Sơn là xã có diện tích và tiềm năng lớn nhất để đưa thanh long phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.
Tận dụng lợi thế tự nhiên, xã Nam Sơn (Ba Chẽ) đã lựa chọn đưa cây thanh long vào trồng. Chị Đào Thị Thuận, thôn Nam Hả Ngoài, một trong những hộ gia đình trồng cây thanh long từ khá sớm cho biết: Trước đây, nhà tôi đầu tư trồng vải nhưng không hiệu quả.
Năm 2010, tôi nhờ người mua giống cây thanh long ở các vùng ngoài đem về trồng. Mới đầu, tôi trồng 70 hốc, mặc dù chỉ nghe qua giới thiệu và hướng dẫn cách chăm sóc, nhưng cây thanh long phát triển rất nhanh, chỉ hơn 1 năm sau thì cho thu hoạch.
Trồng thanh long cũng rất dễ, không tốn nhiều công chăm sóc, đặc biệt thanh long trồng ở Nam Sơn có vỏ mỏng, độ ngọt, độ đậm và thơm hơn giống thanh long ở vùng khác. Giá bán thanh long lại ổn định. Trong vụ thanh long vừa qua, nhà tôi thu được hơn 1 tấn quả, giá bán từ 30.000-40.000 đồng/kg. Hiện nay, gia đình tôi đang triển khai trồng 100 hốc cây thanh long ruột đỏ theo dự án của huyện.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, đến nay cây thanh long đã được 55 hộ dân trên địa bàn xã Nam Sơn trồng, với diện tích 16,7ha, tập trung ở thôn Nam Hả Ngoài, Nam Hả Trong, Sơn Hải… cho sản lượng 10 tấn/ha, cho thu nhập từ 500 triệu đồng/ha trở lên. Nam Sơn đang phấn đấu trong 2 năm tới sẽ nâng gấp đôi diện tích trồng thanh long.
Theo đó, có 8/10 thôn của Nam Sơn đã quy hoạch trồng loại cây này, với diện tích 200ha. Để cây thanh long phát triển, huyện Ba Chẽ đã có cơ chế hỗ trợ 60.000 đồng/cột trụ trồng thanh long và 50% giá giống.
Đồng thời, hỗ trợ nguồn vốn vay mỗi hộ không quá 30 triệu đồng trong thời gian 3 năm, với lãi suất 0%, tạo điều kiện để người dân đầu tư phát triển. Cùng với đó, huyện Ba Chẽ đã chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với xã triển khai các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho người dân về kỹ thuật trồng và chăm sóc để người dân chủ động trong việc phát triển loại cây này và tìm đầu ra cho sản phẩm.
Đồng chí Lý Văn Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Sơn cho biết: Thanh long là cây nông sản đặc trưng có thế mạnh riêng của Nam Sơn, có khả năng phát triển thành sản phẩm thương hiệu. Đây là điều kiện quan trọng để Nam Sơn giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước đưa chương trình xây dựng NTM thành công. Xã đã thực hiện đăng ký cây thanh long theo chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm của tỉnh”.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thâm canh mặt nước; nâng cao thu nhập, góp phần phát triển và ổn định đời sống cho các hộ nông dân trong phát triển kinh tế gia đình, việc khai thác và ứng dụng các mô hình mang lại hiệu quả cao đã được thí điểm tại các địa phương là việc hết sức cần thiết và cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành liên quan.

Cùng với sự vận động của nền kinh tế, mô hình hợp tác xã (HTX) ngày nay có những bước thay đổi đáng kể. Đó không chỉ là sự thay thế dần dần của danh xưng "chủ nhiệm HTX" thành "giám đốc HTX", mà còn là áp lực đổi mới trong tư duy, nhận thức của những người được coi là "đầu tàu" của đoàn tàu kinh tế tập thể.

Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối cho biết tính đến 15/7, lượng đường tồn tại kho các nhà máy là 457.890 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 32.160 tấn.

Dự án do Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Thuận An (Tafishco) đầu tư với tổng nguồn vốn hơn 282,6 tỷ đồng, tổng diện tích mặt nước vùng nuôi 43,9 héc-ta (vùng nuôi của doanh nghiệp 18,6 héc-ta, liên kết với 8 hộ nông dân nuôi cá 25,3 héc-ta). Tổng vốn vay thực hiện dự án hơn 234,7 tỷ đồng, từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Phát biểu tại một hội nghị vừa được tổ chức ở tỉnh Hàng Châu (Trung Quốc), Ren Zhengxiao, một quan chức cao cấp của Cơ quan quản lý ngũ cốc quốc gia, cho biết trong năm 2013, Trung Quốc có các kho dự trữ ngũ cốc với tổng sức chứa trên 300 triệu tấn.