Xã Hoằng Trường Đánh Bắt Gần 3.000 Tấn Thủy, Hải Sản

Thời gian qua, mặc dù hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản phải đối mặt với nhiều khó khăn, tuy nhiên xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa) đã tập trung chỉ đạo, động viên bà con ngư dân tích cực đầu tư, nâng cấp phương tiện và cơ sở vật chất nhằm nâng cao năng suất lao động.
Hiện nay, toàn xã có 709 phương tiện tàu, thuyền khai thác hải sản xa bờ và gần bờ, trong đó tàu đánh bắt xa bờ có 79 chiếc, công suất 165 CV trở lên. 7 tháng năm 2014, ngư dân xã Hoằng Trường đã đánh bắt được gần 3.000 tấn thủy, hải sản các loại.
Nghề khai thác thủy, hải sản ở xã Hoằng Trường đã giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 1.800 lao động. Dịch vụ hậu cần nghề cá cũng từng bước phát triển. Đến nay, toàn xã có 11 cơ sở sơ chế cá, 11 cơ sở sứa muối và một số xưởng cơ khí sửa chữa các loại tàu thuyền, máy làm đá lạnh, sản xuất mới ngư lưới cụ, cung cấp xăng dầu...
Hiện xã Hoằng Trường đang tiếp tục khuyến khích ngư dân đầu tư phương tiện khai thác có công suất lớn, đủ sức cạnh tranh trong vùng đánh bắt chung; triển khai cho các chủ phương tiện tham gia mua bảo hiểm tai nạn lao động thuyền viên bắt buộc theo quy định của Nhà nước; phối hợp tổ chức các lớp tập huấn và đào tạo ngắn hạn cho ngư dân để trang bị thêm kiến thức, nâng cao khả năng áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào khai thác, nâng cao hiệu quả nghề đánh bắt hải sản.
Có thể bạn quan tâm

Người chăn nuôi ở Bình Thuận đang triển khai mô hình chăn nuôi lợn trên đệm lót để giữ ấm cho vật nuôi, giảm ô nhiễm môi trường.

Sau vài vụ được mùa, được giá, thì đột nhiên giá mỳ mùa này rớt thê thảm khiến hàng nghìn nông dân ở Krông Pa (Gia Lai) phải đắng họng vì thua lỗ. Lối thoát được trông đợi nhất là Nhà máy mỳ Phú Túc lại “làm eo” quay lưng với lợi ích của nông dân trong khi đó diện tích trồng mỳ toàn huyện đã tăng lên chóng mặt…

Nhiều hộ dân trồng khoai mỡ ở Thạnh Hoá, Long An đang lâm cảnh vô cùng điêu đứng vì sau khi phun thuốc trừ cỏ hiệu Misaron 80WP thì khoai mỡ cháy lá và chết rụi.

Nông dân các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam... đang ào ạt phá rừng phòng hộ, phá vườn, phá ruộng lúa để đào hồ nuôi tôm.

Bộ Tài chính đã công bố mức giá thành bình quân sản xuất lúa vụ hè thu năm 2012 tại các tỉnh ĐBSCL là khoảng 3.993 đồng/kg. Như vậy, các doanh nghiệp lương thực phải tính toán mua giá lúa từ 5.190 đồng trở lên để đảm bảo nông dân có lãi tối thiểu 30% theo yêu cầu của Chính phủ trong nghị định 109 về kinh doanh và xuất khẩu gạo.