Xã Hoằng Châu (Thanh Hóa) Thả Nuôi 389 Ha Tôm Sú Vụ Xuân – Hè

Vụ nuôi tôm xuân – hè năm nay, xã Hoằng Châu (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) có kế hoạch đưa vào thả nuôi khoảng 25 triệu con tôm sú trên diện tích 389 ha. Hiện nay, các chủ đồng đã đồng loạt thả tôm xuống đồng nuôi, theo kế hoạch, đến cuối tháng 4-2014, toàn xã sẽ hoàn thành việc thả tôm giống.
Để phấn đấu đạt năng suất hiệu quả kinh tế cao, xã Hoằng Châu đã tập trung tuyên truyền bà con nông dân nâng cấp bờ bao, hệ thống cống, cải tạo ao đầm đúng kỹ thuật, bảo đảm các yếu tố môi trường nước, đất ao phù hợp với con nuôi; chọn mua tôm giống của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có uy tín, đã qua kiểm tra, kiểm dịch; thả nuôi, chăm sóc tôm đúng theo hướng dẫn kỹ thuật của các cơ quan chức năng.
Các chủ đồng nuôi nên phối hợp với cán bộ chuyên môn thường xuyên theo dõi, cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường về môi trường, thời tiết, bệnh trong nuôi trồng thủy sản để có biện pháp phòng, chống kịp thời.
Nét nổi bật trong nuôi trồng thủy sản năm nay là xã Hoằng Châu chỉ đạo quyết liệt các chủ đồng nuôi đưa 100% diện tích vào nuôi đa con, đa canh, đa thời vụ, trong đó, tôm sú, cua là đối tượng chính, tôm rảo, cá các loại, rau câu là đối tượng thu thường xuyên.
Có thể bạn quan tâm

Mấy ngày nay, thương lái nhiều nơi “đổ” về Tiền Giang mua heo thịt và heo con với giá khá cao. Người chăn nuôi phấn khởi và sẵn sàng bán khi thương lái có nhu cầu.

Nông dân phường Phú Mỹ, TP. Thủ Dầu Một (Bình Dương) đang tận dụng từng mét đất hàng rào, vườn nhà để trồng lá giang tạo thêm nguồn thu nhập cho kinh tế gia đình.

Năm 2012, huyện Đam Rông được Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng chọn để triển khai Dự án trồng ca cao dưới tán điều. Dự án này, nhằm giúp cho nông dân tiếp cận với cây trồng có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và ổn định cuộc sống cho các hộ dân.

Hiện nay, dừa tươi bán rất có giá vì là thứ nước uống an toàn nhất, nên bà con nông dân nhiều nơi muốn trồng khôi phục lại vườn dừa. Nắm được cơ hội này, thương lái từ các tỉnh mang dừa giống bán trôi nổi tận các xóm, ấp trong tỉnh Cà Mau.

Sau những cơn mưa kéo dài vừa qua, nhiều diện tích lúa mùa ở các huyện, thành phố đã xuất hiện nhiều loại dịch hại. Để phòng trừ dịch hại sau mưa lũ, bà con nông dân trong tỉnh đang khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng trừ, hạn chế thiệt hại do sâu, bệnh gây ra..