WWF, Greenpeace Bất Đồng Với Philippines Về Khai Thác Cá Ngừ

Tổ chức môi trường Greenpeace và WWF đã đụng chạm tới Philippines, khi tuyên bố phần lớn sản lượng đánh bắt cá ngừ cập cảng thành phố General Santos không phải là của Philippines, vì họ đánh bắt bên ngoài lãnh hải của họ.
Thị trưởng thành phố General Santos cho biết quy tắc thông thường là sản lượng khai thác đã cập cảng tại nước này thì được coi là sản lượng khai thác của Philippines, bất kể nguồn gốc.
Hơn 90% sản lượng đánh bắt cá ngừ hàng năm của nước này được đưa đến TP. General Santos.
Ngày 04/09, TP này sẽ tổ chức hội nghị cá ngừ quốc gia lần thứ 16, trong đó có khoảng 600 đại biểu sẽ tham dự sự kiện thường niên được tổ chức định kỳ bởi TP.General Santos.
Trước đó, WWF đã cho rằng Mindoro đang nổi lên như là thủ phủ cá ngừ của Philippines.
WWF cho biết đã có khoảng 600 tấn cá ngừ vây vàng được lưu chuyển ở Philippines trong năm 2011 và 2012.
Điều này đã nhanh chóng bị phản bác bởi thị trường của TP.General Santos, ông cho biết sản lượng khai thác của Mindoro trong 1 tháng chỉ bằng 1/3 của TP.General Santos. Trong 5 năm qua, General Santos sản xuất trung bình 750 tấn cá ngừ vây vàng mỗi tháng.
Có thể bạn quan tâm

Từ nguồn kinh phí của cơ quan khuyến nông quốc gia, vụ Hè thu 2014, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Vị Thủy (Hậu Giang) kết hợp với xã Vị Thanh triển khai thực hiện thí điểm chương trình “Áp dụng 3 giảm, 3 tăng kết hợp với kỹ thuật trồng lúa sinh thái, tăng năng suất, nhưng giảm chi phí đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu và nước tưới (gọi tắt SRI), tại cánh đồng mẫu lớn xã Vị Thanh.

Theo thông tin từ UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), vụ vải thiều năm nay, huyện dành 500 triệu đồng từ ngân sách để hỗ trợ thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

So với cùng kỳ năm trước thì hiệu quả những tháng đầu vụ không được như ý muốn, nếu không muốn nói là quá thất vọng.

Chỉ với 2 năm tuổi, loại điều đặc biệt này đã cho năng suất tới 2 tấn hạt/ha và được kỳ vọng sẽ giúp hàng vạn hộ nông dân trồng điều nhanh chóng cải thiện thu nhập…

Ông trồng và làm giàu nhờ cây thanh long. Thấy việc trồng loại cây này của nông dân địa phương còn nhỏ lẻ, manh mún, thường bị thương lái ép giá,… nên ông vận động bà con thành lập hợp tác xã (HTX). Hơn 5 năm đi vào hoạt động, HTX do ông làm chủ nhiệm (bây giờ là giám đốc) làm ăn ngày càng hiệu quả.