WWF, Greenpeace Bất Đồng Với Philippines Về Khai Thác Cá Ngừ

Tổ chức môi trường Greenpeace và WWF đã đụng chạm tới Philippines, khi tuyên bố phần lớn sản lượng đánh bắt cá ngừ cập cảng thành phố General Santos không phải là của Philippines, vì họ đánh bắt bên ngoài lãnh hải của họ.
Thị trưởng thành phố General Santos cho biết quy tắc thông thường là sản lượng khai thác đã cập cảng tại nước này thì được coi là sản lượng khai thác của Philippines, bất kể nguồn gốc.
Hơn 90% sản lượng đánh bắt cá ngừ hàng năm của nước này được đưa đến TP. General Santos.
Ngày 04/09, TP này sẽ tổ chức hội nghị cá ngừ quốc gia lần thứ 16, trong đó có khoảng 600 đại biểu sẽ tham dự sự kiện thường niên được tổ chức định kỳ bởi TP.General Santos.
Trước đó, WWF đã cho rằng Mindoro đang nổi lên như là thủ phủ cá ngừ của Philippines.
WWF cho biết đã có khoảng 600 tấn cá ngừ vây vàng được lưu chuyển ở Philippines trong năm 2011 và 2012.
Điều này đã nhanh chóng bị phản bác bởi thị trường của TP.General Santos, ông cho biết sản lượng khai thác của Mindoro trong 1 tháng chỉ bằng 1/3 của TP.General Santos. Trong 5 năm qua, General Santos sản xuất trung bình 750 tấn cá ngừ vây vàng mỗi tháng.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình rau áp dụng công nghệ tưới phun và tưới nhỏ giọt của Cty Khang Thịnh, chi nhánh Netafim Lâm Đồng, tại huyện Đức Trọng, ông Vũ Kiên Trung, đại diện Netafim Việt Nam trình bày về các giải pháp hiệu quả để tưới tiết kiệm mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh. Nhờ mô hình tưới tiêu thông minh này mà nhà vườn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí lớn, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành nông phẩm để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.

Hồi tháng 11 năm ngoái, VFA đã đưa ra giá sàn mới cho gạo XK là 380 USD/tấn (loại 25% tấm), giảm 30 USD/tấn so với giá sàn của loại gạo này được đưa ra vào tháng 7 cùng năm. Vừa qua, Hiệp hội này đã điều chỉnh lại giá sàn gạo 25% tấm xuống còn 360 USD/tấn, thời hạn bắt đầu áp dụng là từ 12/1/2015.

Hai điểm tựa quan trọng nhất của hệ thống sản xuất nông nghiệp là chính sách kinh tế nông nghiệp đối nội và chính sách kinh tế nông nghiệp đối ngoại. Thiếu lực gồng của 2 điểm tựa chính trị này, sức mạnh của các đòn bẩy sẽ bị giảm sút, thậm chí sẽ bị triệt tiêu.

Nông dân Nguyễn Văn Hưng, thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc, một người trồng thanh long có thâm niên cho biết, chưa năm nào giá thanh long nghịch vụ lại rớt giá thê thảm như hiện nay, chỉ dao động ở mức từ 8.000-12.000đ/kg (tùy loại), giảm hơn nửa so với thời điểm năm ngoái.

Cách đây 20 ngày, giá 1 con tôm sao được thu mua đến 380.000đ/con, hiện nay đã giảm, nhưng vẫn còn đứng giá 300.000đ/con. Giá đã cao, tôm hùm giống lại xuất hiện dày nên những hộ chuyên hành nghề đánh bắt tôm hùm giống ở Trung Lương ai nấy đều bội thu sau mỗi chuyến biển.