Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

WTO Hội Thảo Về Tiếp Cận Thị Trường Quốc Tế Trong Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản

WTO Hội Thảo Về Tiếp Cận Thị Trường Quốc Tế Trong Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản
Ngày đăng: 26/11/2014

Các đại biểu đến từ 11 quốc gia tham dự hội thảo chung được tổ chức bởi Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Info-SAMAK, trong khuôn khổ làm việc của WTO về việc tiếp cận thị trường quốc tế trong ngành thủy sản và nuôi trồng thủy sản. Một bài thuyết trình của FAO, với các báo cáo có sẵn về các tiêu chuẩn thị trường trong thương mại thủy sản nhằm thúc đẩy nghề cá phát triển một cách bền vững.

Điều đầu tiên được đề cập đến là lý do tại sao thủy sản được dán nhãn sinh thái ngày càng phát triển, bao gồm: nhận thức của người tiêu dùng và nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy sản bền vững ngày càng cao; liên kết dọc theo chuỗi hành trình sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp thông tin và ghi nhãn; yêu cầu đối với các nhà bán lẻ toàn cầu đối với các sản phẩm thủy sản bền vững, nhằm thu hút người tiêu dùng mở rộng thị phần; yêu cầu ngày càng cao về mặt pháp lý của nước NK.

4 yếu tố thông thường đã được xác định tại các thị trường tiêu thụ các sản phẩm dán nhãn sinh thái (chủ yếu là thị trường EU và Mỹ): nhận thức của người tiêu dùng ở các nước này về vấn đề môi trường; các quốc gia này có mức độ đô thị hóa cao; các chuỗi siêu thị (chứ không phải là chợ cá truyền thống) chi phối lĩnh vực bán lẻ hải sản của các nước này; các mô hình tiêu thụ được xây dựng dựa trên vài loài hải sản, đặc biệt là các sản phẩm thủy sản chế biến được dán nhãn (sinh thái).

Tổ chức Sáng kiến Thủy sản bền vững toàn cầu (GSSI) đã có bài trình bày sáng kiến tập hợp hơn 30 bên liên quan (các công ty thủy sản tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan chính phủ quốc gia như GIZ); và FAO đã cung cấp tài liệu kỹ thuật và họp Ban chỉ đạo. Sứ mệnh của GSSI là "cung cấp một bộ tiêu chuẩn chung, thống nhất và toàn cầu để chứng nhận cho các sản phẩm thủy sản; nâng cao niềm tin của người tiêu dùng thủy sản; thúc đẩy thực hiện khai thác một cách bền vững, và khuyến khích cải tiến các chương trình chứng nhận thủy sản.

Bộ tiêu chuẩn toàn cầu này được dựa trên hướng dẫn chứng nhận của FAO và các khuôn khổ đánh giá của FAO (tiêu chuẩn tối thiểu), các tiêu chuẩn ISO,… Nghiên cứu thí điểm sẽ được thực hiện trên chương trình chứng nhận được lựa chọn trong năm 2014, dự kiến đưa ra công cụ tiêu chuẩn vào năm 2015.

Nguồn bài viết: http://www.vasep.com.vn/Tin-Tuc/53_38745/WTO-hoi-thao-ve-tiep-can-thi-truong-quoc-te-trong-nganh-nuoi-trong-thuy-san.htm


Có thể bạn quan tâm

Diện tích rau an toàn trong cả nước mới chỉ chiếm dưới 10% Diện tích rau an toàn trong cả nước mới chỉ chiếm dưới 10%

Chi phí để làm rau VietGap cao, trong khi giá bán không tăng; người tiêu dùng chưa phân biệt được rau VietGap, rau an toàn với các loại rau khác khiến cho việc mở rộng diện tích rau đạt tiêu chuẩn chất lượng trên cả nước gặp nhiều khó khăn.

26/11/2015
Việt Nam sẽ vào tốp 10 nhà xuất khẩu lớn thế giới vào năm 2050 Việt Nam sẽ vào tốp 10 nhà xuất khẩu lớn thế giới vào năm 2050

Ngày 24/11, Ngân hàng HSBC tại Việt Nam công bố báo cáo “Những làn gió thương mại”, trong đó nhận định Việt Nam sẽ trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ 10 thế giới vào năm 2050.

26/11/2015
Mô hình rau sạch giúp dân tái định cư phát triển kinh tế Mô hình rau sạch giúp dân tái định cư phát triển kinh tế

Ba năm trở lại đây, chính quyền xã Lay Nưa (thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên) đã đưa mô hình trồng rau sạch giúp người dân xóa đói giảm nghèo, mang lại thu nhập ổn định cho các hộ từ 200.000-300.000 đồng/ngày.

26/11/2015
Tiền Giang đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên 1,6 tỷ USD Tiền Giang đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên 1,6 tỷ USD

Theo ông Ngô Văn Tuấn, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang, tính đến cuối tháng 11/2015, Tiền Giang đã đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên 1,6 tỷ USD, hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu cả năm 2015 trước thời hạn một tháng.

26/11/2015
Kiên Giang kiến nghị hỗ trợ 36 tỷ đồng chống khô hạn, xâm nhập mặn Kiên Giang kiến nghị hỗ trợ 36 tỷ đồng chống khô hạn, xâm nhập mặn

Tỉnh Kiên Giang vừa kiến nghị Trung ương hỗ trợ 36,3 tỷ đồng để ứng phó với khô hạn và xâm nhập mặn mùa khô 2015-2016.

26/11/2015