WTO Hội Thảo Về Tiếp Cận Thị Trường Quốc Tế Trong Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản

Các đại biểu đến từ 11 quốc gia tham dự hội thảo chung được tổ chức bởi Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Info-SAMAK, trong khuôn khổ làm việc của WTO về việc tiếp cận thị trường quốc tế trong ngành thủy sản và nuôi trồng thủy sản. Một bài thuyết trình của FAO, với các báo cáo có sẵn về các tiêu chuẩn thị trường trong thương mại thủy sản nhằm thúc đẩy nghề cá phát triển một cách bền vững.
Điều đầu tiên được đề cập đến là lý do tại sao thủy sản được dán nhãn sinh thái ngày càng phát triển, bao gồm: nhận thức của người tiêu dùng và nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy sản bền vững ngày càng cao; liên kết dọc theo chuỗi hành trình sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp thông tin và ghi nhãn; yêu cầu đối với các nhà bán lẻ toàn cầu đối với các sản phẩm thủy sản bền vững, nhằm thu hút người tiêu dùng mở rộng thị phần; yêu cầu ngày càng cao về mặt pháp lý của nước NK.
4 yếu tố thông thường đã được xác định tại các thị trường tiêu thụ các sản phẩm dán nhãn sinh thái (chủ yếu là thị trường EU và Mỹ): nhận thức của người tiêu dùng ở các nước này về vấn đề môi trường; các quốc gia này có mức độ đô thị hóa cao; các chuỗi siêu thị (chứ không phải là chợ cá truyền thống) chi phối lĩnh vực bán lẻ hải sản của các nước này; các mô hình tiêu thụ được xây dựng dựa trên vài loài hải sản, đặc biệt là các sản phẩm thủy sản chế biến được dán nhãn (sinh thái).
Tổ chức Sáng kiến Thủy sản bền vững toàn cầu (GSSI) đã có bài trình bày sáng kiến tập hợp hơn 30 bên liên quan (các công ty thủy sản tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan chính phủ quốc gia như GIZ); và FAO đã cung cấp tài liệu kỹ thuật và họp Ban chỉ đạo. Sứ mệnh của GSSI là "cung cấp một bộ tiêu chuẩn chung, thống nhất và toàn cầu để chứng nhận cho các sản phẩm thủy sản; nâng cao niềm tin của người tiêu dùng thủy sản; thúc đẩy thực hiện khai thác một cách bền vững, và khuyến khích cải tiến các chương trình chứng nhận thủy sản.
Bộ tiêu chuẩn toàn cầu này được dựa trên hướng dẫn chứng nhận của FAO và các khuôn khổ đánh giá của FAO (tiêu chuẩn tối thiểu), các tiêu chuẩn ISO,… Nghiên cứu thí điểm sẽ được thực hiện trên chương trình chứng nhận được lựa chọn trong năm 2014, dự kiến đưa ra công cụ tiêu chuẩn vào năm 2015.
Nguồn bài viết: http://www.vasep.com.vn/Tin-Tuc/53_38745/WTO-hoi-thao-ve-tiep-can-thi-truong-quoc-te-trong-nganh-nuoi-trong-thuy-san.htm
Có thể bạn quan tâm

Dự án “Xây dựng mô hình cánh đồng mẫu sản xuất cây màu luân canh trên nền đất lúa giai đoạn 2014- 2015” do Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long làm chủ đầu tư vừa được UBND tỉnh vừa phê duyệt với tổng kinh phí thực hiện trên 6 tỷ đồng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM, trong đợt kiểm tra an toàn thực phẩm những tháng đầu năm 2014, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều mẫu thịt có tồn dư kháng sinh vượt ngưỡng.

Với sự phối hợp giữa Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Ngân Sơn, UBND xã Bằng Vân, mô hình trình diễn giống ngô lai mới NK7328 đã đạt được kết quả khá cao. Mô hình này còn được thực hiện tại xã Thượng Giáo, huyện Ba Bể cũng đạt năng suất khá.

định 45 của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ và phát triển vườn cây ăn trái đặc sản giai đoạn 2014-2016.

Nhằm chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới cho người nuôi trồng thủy sản phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả và tăng thu nhập, mới đây, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư (KNKN) tỉnh đã thực hiện thành công mô hình “ương tôm hùm bông giống trong lồng” tại xã đảo Nhơn Châu, TP Quy Nhơn.