Vượt khó, làm giàu từ lợn thịt

Với riêng đàn lợn thịt, mỗi năm ông Phạm Văn Hinh xuất bán gần trăm tấn.
Ông Hinh kể, cách đây hơn 10 năm, chắt chiu vốn liếng, ông bắt đầu xây một số gian chuồng để chăn nuôi mấy chục con lợn thịt và đào ao thả cá.
Sau vài năm chăn nuôi thành công, ông vay mượn thêm mở rộng quy mô chăn nuôi gắn với hệ thống hầm biogas, đào thêm ao nuôi.
“Lúc cao điểm, tôi nuôi tới 300 đầu lợn thịt và hàng chục con lợn nái. Mỗi năm tôi cho xuất chuồng ngót trăm tấn lợn hơi, hàng chục tấn cá cùng nhiều gia súc gia cầm khác. Kinh tế gia đình thay đổi nhanh và mạnh, có tích lũy lớn hàng năm”.
Với ông Hinh, được giúp đỡ mọi người cùng vươn lên thoát khỏi đói nghèo cũng là một niềm vui. Từ quan niệm sống ấy, không chỉ tuyển dụng hơn chục lao động tại chỗ vào làm việc, mỗi năm ông Hinh dành 50 triệu đồng, 150 con giống, ứng trước 10 tấn thức ăn chăn nuôi không tính lãi giúp các hộ nghèo.
Tới khi lợn được xuất bán thì các hộ hoàn lại vốn gốc cho ông.
Qua cách này, ông Hinh đã giúp 5 hộ thoát nghèo. Bên cạnh đó, vài năm gần đây, ông còn tích cực ủng hộ các hoạt động từ thiện, nhân đạo với số tiền hàng chục triệu đồng; ủng hộ kinh phí xây dựng nhà văn hóa thôn, làm đường giao thông nông thôn tại thôn Hùng Xuân 1, hỗ trợ người khuyết tật...
Ông Hinh chia sẻ: “Cuộc sống của tôi bây giờ cũng khá đầy đủ rồi nhưng mơ ước làm giàu và giúp đỡ mọi người cùng vươn lên thì chưa hề giảm. Sắp tới tôi sẽ đầu tư thêm các mô hình trồng thanh long ruột đỏ, nuôi gà ác, lợn bản…
Những mô hình đó thì người nghèo rất dễ học và làm theo. Khi cả bản giàu, cả thôn khá thì lòng mình cũng sẽ vui hơn”.
Có thể bạn quan tâm

Ngành thương mại các tỉnh ĐBSCL vừa khuyến cáo nông dân nên phơi sấy lúa cho khô trước khi bán vì lợi nhuận cao hơn bán lúa tươi tại ruộng.

Năm 2013, sản lượng cao su tự nhiên tại Ấn Độ giảm 7,6% xuống còn 849.000 tấn. Các số liệu sơ bộ của Ủy ban Cao su Ấn Độ cho thấy năng suất cao su ở Ấn Độ trong niên vụ 2012-2013 chỉ đạt 1.813 kg/ha, giảm mạnh so với con số 1.867 kg/ha trong niên vụ 2008-2009.

Từ đầu tháng 3 đến nay, giá cam sành ở Hậu Giang tăng cao, lên mức từ 15.000 đến 22.000 đồng/kg, do nguồn cung không đáp ứng đủ cầu.

Hiện Việt Nam chưa có quy chuẩn quốc gia cho ngành cao su nên chưa có cơ sở pháp lý cho việc kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của các nhà máy chế biến mủ cao su.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), xuất khẩu rau quả trong 2 tháng đầu năm 2014 đã đạt 136 triệu USD, tăng hơn 22% so với cùng kỳ 2013