Vượt khó, làm giàu từ lợn thịt

Với riêng đàn lợn thịt, mỗi năm ông Phạm Văn Hinh xuất bán gần trăm tấn.
Ông Hinh kể, cách đây hơn 10 năm, chắt chiu vốn liếng, ông bắt đầu xây một số gian chuồng để chăn nuôi mấy chục con lợn thịt và đào ao thả cá.
Sau vài năm chăn nuôi thành công, ông vay mượn thêm mở rộng quy mô chăn nuôi gắn với hệ thống hầm biogas, đào thêm ao nuôi.
“Lúc cao điểm, tôi nuôi tới 300 đầu lợn thịt và hàng chục con lợn nái. Mỗi năm tôi cho xuất chuồng ngót trăm tấn lợn hơi, hàng chục tấn cá cùng nhiều gia súc gia cầm khác. Kinh tế gia đình thay đổi nhanh và mạnh, có tích lũy lớn hàng năm”.
Với ông Hinh, được giúp đỡ mọi người cùng vươn lên thoát khỏi đói nghèo cũng là một niềm vui. Từ quan niệm sống ấy, không chỉ tuyển dụng hơn chục lao động tại chỗ vào làm việc, mỗi năm ông Hinh dành 50 triệu đồng, 150 con giống, ứng trước 10 tấn thức ăn chăn nuôi không tính lãi giúp các hộ nghèo.
Tới khi lợn được xuất bán thì các hộ hoàn lại vốn gốc cho ông.
Qua cách này, ông Hinh đã giúp 5 hộ thoát nghèo. Bên cạnh đó, vài năm gần đây, ông còn tích cực ủng hộ các hoạt động từ thiện, nhân đạo với số tiền hàng chục triệu đồng; ủng hộ kinh phí xây dựng nhà văn hóa thôn, làm đường giao thông nông thôn tại thôn Hùng Xuân 1, hỗ trợ người khuyết tật...
Ông Hinh chia sẻ: “Cuộc sống của tôi bây giờ cũng khá đầy đủ rồi nhưng mơ ước làm giàu và giúp đỡ mọi người cùng vươn lên thì chưa hề giảm. Sắp tới tôi sẽ đầu tư thêm các mô hình trồng thanh long ruột đỏ, nuôi gà ác, lợn bản…
Những mô hình đó thì người nghèo rất dễ học và làm theo. Khi cả bản giàu, cả thôn khá thì lòng mình cũng sẽ vui hơn”.
Có thể bạn quan tâm

Sinh ra và lớn lên trong gia đình làm nghề ngư nghiệp, ngay từ nhỏ, ông Đậu Như Danh (Thôn Hồng Thái, xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) đã sớm gắn bó với nghề sông nước.

Chiều 17/5, TW Hội NDVN phối hợp với Ban Khoa giáo Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức buổi giao lưu, gặp gỡ những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc, tôn vinh những gương nông dân có nhiều sáng tạo trong lao động sản xuất và những đóng góp cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn .

Nikkei nhận định, TPP sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các công ty Nhật thâm nhập thị trường Việt Nam, với 20 ngành hàng được tự do hóa.

2ha rau cải xanh của anh Trần Văn Hương ở thôn Lạc Nghiệp, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng trồng theo tiêu chuẩn VietGAP đã được Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng 3 (thuộc Bộ NNPTNT) cấp chứng nhận vào ngày 12.4.2012.

Đạ Sar là một xã nghèo nằm trong chương trình 30a của chính phủ, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm chủ yếu, hầu hết bà con đồng bào dân tộc còn tồn tại các tập quán canh tác lạc hậu.