Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vườn Rau Nhỏ, Ý Nghĩa Lớn

Vườn Rau Nhỏ, Ý Nghĩa Lớn
Ngày đăng: 09/05/2014

Ai từng đến Na Son mấy năm trước mới hiểu được ý nghĩa của câu nói: "Rau dân bản trồng được!"...

Đến với Na Son, một xã vùng cao của huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) vào thời điểm này, ngoài những món ăn truyền thống như: Cá nướng (Pa pỉnh tộp), rêu suối, măng rừng, thịt khô… du khách sẽ được thưởng thức những món rau được hấp, đồ, nướng, luộc… với lời giới thiệu đầy tự hào: "Rau sạch đấy. Rau dân bản trồng, không có thuốc sâu, phân đạm gì đâu".

Ai từng đến Na Son mấy năm trước mới hiểu được ý nghĩa của câu nói: "Rau dân bản trồng được!", bởi Na Son là một trong những xã vốn khó khăn, nặng tư tưởng bao cấp, tự cung tự cấp, nên cá suối- rau rừng… kiếm trong tự nhiên hàng ngày vốn đã ăn vào tâm thức của dân bản.

Những năm trước, đến với thị trấn Điện Biên Đông, chỉ đi ăn quán muộn một chút là coi như hết thức ăn, nhất là rau xanh, bởi "hôm nay hàng đưa từ dưới thành phố lên ít quá" hoặc "hôm nay hàng không lên, các bác ăn tạm cơm với trứng vậy nhé". Cũng vì phụ thuộc nguồn rau xanh từ thành phố nên mỗi khi có chuyển xe khách lên là các chủ quán, người dân xúm lại tranh nhau từng mớ rau héo quắt.

Năm 2010, ông Lường Văn Lấm - già bản Na Son, xã Na Son cũng đã tiên phong trong việc trồng rau xanh trong vườn nhà. Xung quanh nhà ông trồng rất nhiều vạt rau, được rào giậu cẩn thận, cùng với chuồng gà, vịt, chuồng lợn rất ngăn nắp. Ông cho biết thêm: “Mình là cán bộ, các con, cháu cũng làm cán bộ nên việc gì hay, việc gì tốt là mình phải đi đầu làm gương. Cứ làm có hiệu quả, chịu khó hướng dẫn là dân sẽ học theo thôi.

Nếu biết trồng rau ăn thì sẽ biết xoá nghèo, làm giàu và làm nhiều việc khác tốt hơn cho cuộc sống của mình”. Tuy nhiên theo già Lấm, "cán bộ đã tuyên truyền, vận động nhiều nhưng chuyển biến còn chậm lắm. Bà con vẫn quen với cách thức kiếm rau trong tự nhiên. Những năm qua nhà tôi tự trồng các loại rau để ăn, dân nhìn thấy như việc gì lạ lắm. Vận động mãi cũng chỉ có mấy hộ làm theo".

Nay sau 4 năm trở lại Na Son, tôi đã thấy những vạt rau xanh biếc quanh những mái nhà sàn trong bản và ở nhiều bản trong xã. Ngay chợ trung tâm thị trấn huyện Điện Biên Đông cũng bày bán rất nhiều loại rau xanh.

Bà Quàng Thị Bua, dân bản Na Son đang ngồi bán rau trong chợ, bảo: “Bây giờ rau rừng cũng có ít rồi, chủ yếu là rau của nhà trồng được thôi. Hộ nào trồng nhiều có tới cả ngàn mét vuông, có rau bán quanh năm. Hộ nào trồng ít cũng có 10-20m2 rau ăn, lại tiết kiệm được tiền vì khỏi phải mua rau đắt, tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức so với đi kiếm rau rừng… Các chú mua rau cho đi, rau dân bản trồng, sạch lắm đấy”.


Có thể bạn quan tâm

Hoàn Thiện Quy Trình Gieo Thẳng Lúa Theo Hàng Hoàn Thiện Quy Trình Gieo Thẳng Lúa Theo Hàng

Hoàn thiện quy trình gieo thẳng lúa theo hàng bằng dụng cụ kéo tay trên các chân đất và mùa vụ khác nhau là tên của đề tài khoa học do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội nghiên cứu thành công và được Sở Khoa học công nghệ chuyển giao đến các địa phương, hợp tác xã nông nghiệp của Hà Nội, để ứng dụng vào thực tiễn.

02/03/2012
Nuôi Nhím, Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng Nuôi Nhím, Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng

Gia đình chị Nguyễn Thị Thao (sinh năm 1973) ở thôn Chánh Hòa, xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã mạnh dạn đi đầu, huy động nguồn vốn gần 200 triệu đồng từ gia đình và vay ngân hàng đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi nhím và đã thành công với mô hình này

27/06/2012
Mô Hình Làm Giàu Từ Rau Sạch Mô Hình Làm Giàu Từ Rau Sạch

Từ những năm 2000, khi người tiêu dùng Hà Nội còn "mù mờ" với khái niệm rau an toàn (RAT), nông dân phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai đã bắt đầu làm quen với quy trình sản xuất này. Nghề trồng rau đã làm giàu cho hàng trăm hộ dân.

17/05/2012
Tập Huấn Kỹ Thuật Sản Xuất Lúa Chịu Mặn Tập Huấn Kỹ Thuật Sản Xuất Lúa Chịu Mặn

Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp với Dự án GIZ Bạc Liêu (thích ứng biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học) và Dự án CLUEC (ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất ở ĐBSCL) tổ chức khóa tập huấn "Sự tiến bộ kỹ thuật trong thử nghiệm lúa chịu mặn khu vực ven biển vùng ĐBSCL

28/06/2012
Khẩn Trương “Hồi Sức” Cá Tra Khẩn Trương “Hồi Sức” Cá Tra

“Cá tra được xem như sản phẩm độc quyền của Việt Nam trên thương trường quốc tế, vậy mà chúng ta cứ để nó lặn hụp qua mỗi mùa vụ. Chúng ta đã làm gì và sẽ làm gì để cuộc cạnh tranh xuất khẩu cá tra không dẫn đến kết quả là cùng kéo nhau xuống đáy ao như nhiều nhà kinh tế đã dự báo”

28/06/2012