Vườn quả vùng hẻo lánh

Vườn cam Vinh trĩu quả của gia đình ông Sơn.
Nếu đến thăm vườn cây ăn quả của gia đình ông Sơn vào thời điểm này, hẳn ai cũng phải trầm trồ. Cả khu đồi bãi rộng là màu xanh của những hàng cam, bưởi xum xuê quả.
Nhiều cây phải dùng cây chống, buộc dây để đỡ những chùm quả sai trĩu. Ông Sơn cho hay, trước đây diện tích này trồng vải thiều, lại nằm ở nơi heo hút nhất xã nên nhiều vụ không bán được.
Năm 2011, trong một lần lên Lục Ngạn ông biết nhiều nhà vườn lãi cao nhờ trồng cam, bưởi nên cất công học hỏi.
Qua tìm hiểu, ông thấy chất đất của vườn đồi nhà mình gần giống với đồng đất Lục Ngạn lại có thế hình nón, thoát nước tốt nên phù hợp với cây có múi.
Ngay sau đó, ông thuê người cải tạo vườn vải sang trồng loại cây mới. Với số vốn của gia đình và vay mượn thêm bạn bè, người thân, ông lặn lội xuống Hưng Yên, lên Lục Ngạn học hỏi kỹ thuật, mua cây giống đủ tiêu chuẩn về trồng trên diện tích hơn 2 ha.
Để thuận lợi cho chăm sóc, ông Sơn lắp đặt hệ thống ống nước xung quanh vườn, bảo đảm tưới nước thuận lợi; có bể pha thuốc bảo vệ thực vật trừ sâu bệnh.
Hằng ngày ông bám vườn, theo dõi sát sao từng cây. Nhờ vậy diện tích cam, bưởi phát triển tốt, cho năng suất cao.
Năm 2014, gia đình ông thu được hơn 5 tấn cam và 1,7 vạn quả bưởi Diễn.
Mùa quả chín, thương lái ở trong và ngoài tỉnh về thu mua tại vườn, trừ chi phí ông lãi hơn 300 triệu đồng. Năm 2015, ông Sơn dự tính thu khoảng 15 tấn cam và hơn 1 vạn quả bưởi.
Theo ông Sơn, cần dựa vào chất đất, đặc tính sinh học của cây và thời điểm để có biện pháp chăm sóc phù hợp. Khi cây nhú lộc phải phun thuốc trừ sâu vẽ bùa, nhện đỏ và phòng bệnh gỉ sắt. Cuối tháng 6, đầu tháng 7 làm bả bẫy ruồi vàng hại quả.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 4-12, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thái Bình phối hợp với UBND hai huyện Tiền Hải, Thái Thụy tổ chức hội nghị đối thoại, tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp, hộ nuôi thủy sản.

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương tổ chức chiều 2/12 tại Hà Nội, ông Đỗ Thanh Lam, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết kết quả một số biện pháp ngăn chặn hoa quả độc hại và gia cầm thải loại nhập lậu vào Việt Nam.

Ngành chăn nuôi được coi là mũi nhọn, tạo giá trị lớn trong nội ngành nông nghiệp. Trong những năm qua, Lạng Sơn đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy phát triển chăn nuôi, tuy nhiên việc chưa chủ động được nguồn giống cung cấp trong nội tỉnh đã tạo ra trở lực kìm hãm hướng phát triển này.

Chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi heo, gà trên địa bàn huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đang rất được chú trọng. Nhờ nắm bắt các yếu tố kỹ thuật, ngành chăn nuôi tạo nên những bước tiến quan trọng theo hướng bảo vệ môi trường.

Dự án “Xây dựng và mở rộng mô hình chọn lọc, cải tạo và phát triển chăn nuôi trâu theo hướng lấy thịt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh triển khai trong 3 năm (từ tháng 01 - 2011 đến tháng 12 -2013). Thông qua dự án chất lượng đàn trâu được được cải thiện; năng lực, trình độ quản lý, kỹ thuật chăn nuôi… của cán bộ tham gia dự án và người nông dân được nâng cao.