Vườn quả vùng hẻo lánh

Vườn cam Vinh trĩu quả của gia đình ông Sơn.
Nếu đến thăm vườn cây ăn quả của gia đình ông Sơn vào thời điểm này, hẳn ai cũng phải trầm trồ. Cả khu đồi bãi rộng là màu xanh của những hàng cam, bưởi xum xuê quả.
Nhiều cây phải dùng cây chống, buộc dây để đỡ những chùm quả sai trĩu. Ông Sơn cho hay, trước đây diện tích này trồng vải thiều, lại nằm ở nơi heo hút nhất xã nên nhiều vụ không bán được.
Năm 2011, trong một lần lên Lục Ngạn ông biết nhiều nhà vườn lãi cao nhờ trồng cam, bưởi nên cất công học hỏi.
Qua tìm hiểu, ông thấy chất đất của vườn đồi nhà mình gần giống với đồng đất Lục Ngạn lại có thế hình nón, thoát nước tốt nên phù hợp với cây có múi.
Ngay sau đó, ông thuê người cải tạo vườn vải sang trồng loại cây mới. Với số vốn của gia đình và vay mượn thêm bạn bè, người thân, ông lặn lội xuống Hưng Yên, lên Lục Ngạn học hỏi kỹ thuật, mua cây giống đủ tiêu chuẩn về trồng trên diện tích hơn 2 ha.
Để thuận lợi cho chăm sóc, ông Sơn lắp đặt hệ thống ống nước xung quanh vườn, bảo đảm tưới nước thuận lợi; có bể pha thuốc bảo vệ thực vật trừ sâu bệnh.
Hằng ngày ông bám vườn, theo dõi sát sao từng cây. Nhờ vậy diện tích cam, bưởi phát triển tốt, cho năng suất cao.
Năm 2014, gia đình ông thu được hơn 5 tấn cam và 1,7 vạn quả bưởi Diễn.
Mùa quả chín, thương lái ở trong và ngoài tỉnh về thu mua tại vườn, trừ chi phí ông lãi hơn 300 triệu đồng. Năm 2015, ông Sơn dự tính thu khoảng 15 tấn cam và hơn 1 vạn quả bưởi.
Theo ông Sơn, cần dựa vào chất đất, đặc tính sinh học của cây và thời điểm để có biện pháp chăm sóc phù hợp. Khi cây nhú lộc phải phun thuốc trừ sâu vẽ bùa, nhện đỏ và phòng bệnh gỉ sắt. Cuối tháng 6, đầu tháng 7 làm bả bẫy ruồi vàng hại quả.
Có thể bạn quan tâm

Thực tế, từ trước Tết Nguyên đán, giá lúa đông xuân ở ĐBSCL có xu hướng giảm. Sau đó, đã tăng nhẹ ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương mua tạm trữ 1 triệu tấn. Trong những ngày qua, hệ thống thương lái đã triển khai mua lúa hàng hóa của nông dân khá đông ở các địa phương, như: Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long… Theo đó, giá lúa được thương lái mua tại ruộng dao động từ mức 4.200 - 4.600 đồng/kg (tùy theo loại), tăng khoảng 200 - 300 đồng/kg so với trước Tết Nguyên đán.

Đặc biệt với nghề khai thác cá ngừ, tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định đã phát triển, trở thành nơi sản xuất và xuất khẩu chính ở khu vực miền Trung và cả nước. Đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến liên hệ và đặt vấn đề liên kết để khai thác, chế biến cá ngừ xuất khẩu với quy mô lớn.

Theo người dân nuôi nghêu ở xã Cẩm Lĩnh, thị trấn Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên) và xã Kỳ Hà, Kỳ Ninh (huyện Kỳ Anh), hiện tượng nghêu chết ở vùng này bắt đầu xuất hiện từ ngày 19-2 (tức mùng 1 Tết Nguyên đán), mặc dù đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm để cứu nghêu, nhưng không có hiệu quả.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, trong tháng 2 năm 2015, tổng sản lượng thủy sản đạt 381 nghìn tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ, đưa tổng sản lượng thủy sản 2 tháng đầu năm đạt 793.000 tấn, tăng 3,2% so cùng kỳ năm trước; trong đó, sản lượng khai thác là 436.000 tấn, tăng 4,1%, nuôi trồng 331.000 tấn, tăng 2,3%.

Với gần 20 bể, diện tích gần 200m2, thời gian trước bình quân mỗi năm gia đình ông xuất hai lứa hơn 20 tấn cá. Trừ các khoản chi phí, như thức ăn, giống... gia đình ông thu lãi không dưới 50 triệu đồng. Gần 2 năm nay, việc đưa cá ra thị trường gặp khó khăn. Hiện tại gia đình ông còn đọng hơn 3 tấn cá đang thời kỳ thu hoạch.