Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vườn Mẫu Cà Phê Ở Lâm Đồng

Vườn Mẫu Cà Phê Ở Lâm Đồng
Ngày đăng: 15/05/2012

Khi tham gia vào mô hình này, các hộ nông dân sẽ được hướng dẫn kỹ thuật trồng cà phê theo mô hình 4C, từ khâu trồng trọt đến khâu thu hái.

Theo thông báo của Sở NNPTNT Lâm Đồng, từ nay đến năm 2015, Tập đoàn Nestlé sẽ đầu tư cho khoảng 5.000 hộ nông dân tham gia vào Chương trình Sản xuất cà phê bền vững theo bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê thế giới (4C–Common Code for Coffee Community) và số hộ này sẽ cung cấp cho Nestlé khoảng 5.000 tấn cà phê 4C mỗi năm.

Trước đó, từ niên vụ 2007 – 2008, Nestlé đã triển khai dự án sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C tại các xã Đạm Bri (Bảo Lộc), Tân Nghĩa (Di Linh) và HTX Đông Di Linh (Di Linh). Từ đó đến nay, người trồng cà phê ở Lâm Đồng đã chuyển sang canh tác cà phê theo tiêu chuẩn 4C với diện tích ngày một tăng. Theo số Sở NNPTNT Lâm Đồng, chỉ trong một thời gian ngắn triển khai, Nestlé đã “phủ sóng” công nghệ sản xuất cà phê 4C đến 500 hộ dân trên địa bàn toàn tỉnh.

Dự kiến, tới năm 2013 tới đây, Nestlé sẽ đưa vào vận hành một nhà máy chế biến cà phê tại Đồng Nai sẽ góp phần tạo điều kiện khá thuận lợi cho Lâm Đồng (tỉnh cận kề Đồng Nai) phát triển mạnh hơn nữa cây cà phê được sản xuất theo tiêu chuẩn 4C”.

Theo đó, nhà máy chế biến cà phê của Nestlé tại Đồng Nai có tổng vốn đầu tư khoảng 400 triệu USD và có quy mô chế biến trên 40.000 tấn nhân mỗi năm. Theo ước tính, trong vòng 5 năm qua, Nestlé đã cung cấp cho các tỉnh Tây Nguyên 16 triệu cây con cà phê giống có chất lượng và năng suất cao để nông dân thay thế vườn cà phê già cỗi. Dự kiến, từ nay đến 2020, con số cây giống của Nestlé cung cấp cho nông dân Tây Nguyên sẽ là 220 triệu cây.

Ông Vũ Quốc Tuấn- Trưởng phòng Truyền thông đối ngoại (Nestlé Việt Nam) cho biết: “Hiện chúng tôi đã triển khai các mô hình vườn mẫu cà phê tại Đăk Lăk cho các hộ nông dân. Khi tham gia vào mô hình này, các hộ nông dân sẽ được hướng dẫn kỹ thuật trồng cà phê theo mô hình 4C, từ khâu trồng trọt đến khâu thu hái”. Theo ông Tuấn, toàn bộ sản phẩm cà phê ở đây sẽ được Nestlé thu mua toàn bộ với giá có lợi cho người nông dân, sắp tới Nestlé sẽ mở rộng mô hình này ra các tỉnh Tây Nguyên với diện tích lên tới hàng trăm nghìn ha.

Hiện Nestlé đang đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tại VN và đang thu mua tới 25% sản lượng cà phê nhân ở Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Khoai Tây Đà Lạt Trước Nguy Cơ “Tấn Công” Của Khoai Tây Trung Quốc Khoai Tây Đà Lạt Trước Nguy Cơ “Tấn Công” Của Khoai Tây Trung Quốc

Việt nhập ồ ạt khoai tây Trung Quốc về địa phương, rồi “phù phép” thành khoai tây Đà Lạt và bán với giá thấp, không chỉ gây xáo trộn thị trường, mà đây là hành vi lừa đảo người tiêu dùng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu khoai tây Đà Lạt. Tình trạng này đã diễn ra trong thời gian dài nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa xử lý triệt để.

16/01/2015
Nhiều Doanh Nghiệp Đặt Hàng Mua Lúa Mùa Nổi Nhiều Doanh Nghiệp Đặt Hàng Mua Lúa Mùa Nổi

Vụ lúa mùa nổi năm nay, hơn 100 tấn lúa của nông dân xã Vĩnh Phước và Lương An Trà (Tri Tôn) đã được Công ty Ecofarm bao tiêu giá 12.000 đồng/kg. Theo quy hoạch đến năm 2020, huyện Tri Tôn nâng diện tích lúa mùa nổi lên 500 héc-ta, gấp 5 lần hiện nay.

16/01/2015
Bệnh Bệnh "Lạ" Trên Cây Tỏi Ở Lý Sơn (Quảng Ngãi)

Tỏi đang phát triển bình thường thì đột ngột bị héo úa và đã có hơn 20ha tỏi ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) phải nhổ bỏ để trồng lại. Người dân cho rằng loại bệnh dịch này từ trước giờ chưa có, còn ngành nông nghiệp Lý Sơn cho rằng do dòi đục thân và bệnh tuyến trùng rễ ở cây tỏi?

16/01/2015
Phát Triển Cây Chè Hàng Hóa Hướng Tới Sản Xuất Bền Vững Phát Triển Cây Chè Hàng Hóa Hướng Tới Sản Xuất Bền Vững

Với gần 5.000 ha, hiện Lào Cai đứng thứ 6 trong số 18 tỉnh trung du miền núi phía Bắc về diện tích chè. Sản lượng chè của toàn tỉnh năm 2014 đạt 16.200 tấn búp tươi, doanh thu đạt trên 100 tỷ đồng. Điểm đáng chú ý là ngành nông nghiệp đã có những định hướng quan trọng trong mục tiêu phát triển bền vững cây chè hàng hóa.

16/01/2015
Lợi Nhuận Khá Nhờ Giống Lúa Chịu Mặn Phục Tráng Lợi Nhuận Khá Nhờ Giống Lúa Chịu Mặn Phục Tráng

Niềm vui đến với người dân ấp 10, xã Khánh An, huyện U Minh (Cà mau) khi được Trung tâm Giống nông nghiệp kết hợp với Phòng NN&PTNT huyện U Minh triển khai sản xuất lúa mùa chịu mặn Một bụi đỏ CM phục tráng cho thu nhập đạt 15 triệu đồng/ha.

16/01/2015