Vươn Lên Từ Mô Hình Nuôi Bò Vỗ Béo

Men theo con đường đất đỏ cách trung tâm UBND xã Bình Tân, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) chừng 2 km, vượt qua con suối nhỏ, chúng tôi tìm đến khu vườn rộng hơn 2 ha của gia đình người cựu chiến binh Trần Ngọc Sơn, ở thôn Bình Sơn.
Năm tháng qua đi, niềm vui cũng đến với gia đình người lính khi những vụ mùa sản xuất được mùa. Có nguồn thu, từ đó ông mạnh dạn đầu tư chuyển sang chăn nuôi heo, gà, dê rồi bò với số lượng khá nhiều. Nhưng ngày đó chăn nuôi theo kiểu manh mún, không áp dụng các tiến bộ khoa học, không chủ động nguồn thức ăn, thị trường tiêu thụ còn khá bấp bênh, nên gia đình ông cũng không ít lần ngậm đắng nuốt cay. Nhưng rồi cái nghiệp chăn nuôi không rời gia đình, năm 2005 ông được cấp giấy chứng nhận với quy mô sản xuất chăn nuôi theo hướng trang trại trên diện tích hơn 10 ha đất.
Mấy năm gần đây, khi ngành chăn nuôi luôn gặp khó, gia đình ông thu hẹp dần và chuyển sang nuôi bò theo kiểu vỗ béo. Cách chuyển hướng này giúp ông đã có nguồn thu khá hơn. Nhờ nắm được những thuận lợi ở địa phương, đến nay ông đã gầy được đàn bò với gần 20 con bò giống sinh sản để lấy bò con nuôi vỗ béo thương phẩm.
Bên cạnh đó, ông chịu khó đi các vùng mua bò nhỏ ở địa phương cũng như các xã lân cận về nuôi vỗ béo để bán. “Để bò được tăng trọng nhanh, ngoài thức ăn thô, còn bổ sung nguồn thức ăn tinh như cám gạo, bột bắp, bột mì giúp bò nhanh béo, lượng thịt nhiều, da bóng, nhiều thương lái thích mua, bán được giá cao hơn bò nuôi bình thường.
Ngoài bò giống, thì bò con mua lại giá khoảng 6 triệu đồng một con. Khi mua về nuôi chăm sóc theo hướng vỗ béo. Sau 4 - 5 tháng có thể bán thương phẩm, lãi từ 4 đến 6 triệu đồng/con. Trung bình cứ mỗi tháng, một con bò vỗ béo lãi 1 triệu đồng. Nhờ nuôi số nhiều nên mỗi khi xuất bán thương phẩm mang về nguồn thu khá cao”, ông Sơn cho biết.
Hiện ông Sơn trồng hơn 1 ha cỏ các loại như cỏ tím, cỏ voi, cỏ xả… trong vườn để làm thức ăn cho đàn bò. Ngoài ra ông tận dụng nguồn phụ phẩm nông sản như mì khô, bắp… để làm thức ăn tinh cho bò. Nhờ vậy đàn bò phát triển nhanh. Không chỉ thu nhập từ việc bán bò thương phẩm, mà ông tận dụng nguồn phân hữu cơ bón cho vườn cỏ và rẫy hoa màu, một phần bán cho các nhà vườn trồng thanh long, cây ăn trái ở địa phương để tăng thêm thu nhập. Sau bao thăng trầm với “nghiệp chăn nuôi”, giờ mỗi năm ông thu nhập hơn 100 triệu đồng, cuộc sống kinh tế gia đình khá hơn nhiều, trở thành gương người cựu chiến binh sản xuất giỏi của xã.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 5/8 bỗng dưng hôm cá bơi lờ đờ, sáng hôm sau chết nổi. Chỉ sau 1 đêm, ông đã mất trắng khoảng 60 triệu đồng. 150 con cá mú trọng lượng hơn 1 kg/con nuôi trong bè của chị Nguyễn Thị Ngọc Diệu cũng bị chết đột ngột. Với giá bán hiện tại 260 nghìn đồng/kg cá mú chị Diệu thiệt hại hơn 39 triệu đồng.

Là vùng đất khó giữ nước lại gắn với trồng rừng nên nhiều năm qua 2 huyện Năm Căn, Ngọc Hiển (Cà Mau) khó hoàn thành chỉ tiêu diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến. Tuy nhiên, với cách làm sáng tạo, một số nông dân của 2 huyện này đã xây dựng được những mô hình đặc thù và hiệu quả.

Sáng 07-8 tại UBND tỉnh Kiên Giang, Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị chuyên đề quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản (NTTS) bền vững vùng ĐBSCL. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Hoàng Sa cùng lãnh đạo ngành nông nghiệp của 8 tỉnh/thành ven biển ĐBSCL đã đến dự hội nghị.

Nhằm chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới cho người nuôi trồng thủy sản phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả và tăng thu nhập, mới đây, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định đã thực hiện thành công mô hình “ương tôm hùm bông giống trong lồng” tại xã đảo Nhơn Châu, TP Quy Nhơn.

Hiện ở Tiên Yên (Quảng Ninh), nhiều người dân đã đổi đời, trở thành triệu phú từ nghề nuôi tôm. Không chỉ đơn thuần là những vùng nuôi quảng canh, bán thâm canh, nơi đây đã dần xuất hiện, phát triển các vùng nuôi tôm công nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.