Vươn Lên Từ Mô Hình Nuôi Bò Vỗ Béo

Men theo con đường đất đỏ cách trung tâm UBND xã Bình Tân, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) chừng 2 km, vượt qua con suối nhỏ, chúng tôi tìm đến khu vườn rộng hơn 2 ha của gia đình người cựu chiến binh Trần Ngọc Sơn, ở thôn Bình Sơn.
Năm tháng qua đi, niềm vui cũng đến với gia đình người lính khi những vụ mùa sản xuất được mùa. Có nguồn thu, từ đó ông mạnh dạn đầu tư chuyển sang chăn nuôi heo, gà, dê rồi bò với số lượng khá nhiều. Nhưng ngày đó chăn nuôi theo kiểu manh mún, không áp dụng các tiến bộ khoa học, không chủ động nguồn thức ăn, thị trường tiêu thụ còn khá bấp bênh, nên gia đình ông cũng không ít lần ngậm đắng nuốt cay. Nhưng rồi cái nghiệp chăn nuôi không rời gia đình, năm 2005 ông được cấp giấy chứng nhận với quy mô sản xuất chăn nuôi theo hướng trang trại trên diện tích hơn 10 ha đất.
Mấy năm gần đây, khi ngành chăn nuôi luôn gặp khó, gia đình ông thu hẹp dần và chuyển sang nuôi bò theo kiểu vỗ béo. Cách chuyển hướng này giúp ông đã có nguồn thu khá hơn. Nhờ nắm được những thuận lợi ở địa phương, đến nay ông đã gầy được đàn bò với gần 20 con bò giống sinh sản để lấy bò con nuôi vỗ béo thương phẩm.
Bên cạnh đó, ông chịu khó đi các vùng mua bò nhỏ ở địa phương cũng như các xã lân cận về nuôi vỗ béo để bán. “Để bò được tăng trọng nhanh, ngoài thức ăn thô, còn bổ sung nguồn thức ăn tinh như cám gạo, bột bắp, bột mì giúp bò nhanh béo, lượng thịt nhiều, da bóng, nhiều thương lái thích mua, bán được giá cao hơn bò nuôi bình thường.
Ngoài bò giống, thì bò con mua lại giá khoảng 6 triệu đồng một con. Khi mua về nuôi chăm sóc theo hướng vỗ béo. Sau 4 - 5 tháng có thể bán thương phẩm, lãi từ 4 đến 6 triệu đồng/con. Trung bình cứ mỗi tháng, một con bò vỗ béo lãi 1 triệu đồng. Nhờ nuôi số nhiều nên mỗi khi xuất bán thương phẩm mang về nguồn thu khá cao”, ông Sơn cho biết.
Hiện ông Sơn trồng hơn 1 ha cỏ các loại như cỏ tím, cỏ voi, cỏ xả… trong vườn để làm thức ăn cho đàn bò. Ngoài ra ông tận dụng nguồn phụ phẩm nông sản như mì khô, bắp… để làm thức ăn tinh cho bò. Nhờ vậy đàn bò phát triển nhanh. Không chỉ thu nhập từ việc bán bò thương phẩm, mà ông tận dụng nguồn phân hữu cơ bón cho vườn cỏ và rẫy hoa màu, một phần bán cho các nhà vườn trồng thanh long, cây ăn trái ở địa phương để tăng thêm thu nhập. Sau bao thăng trầm với “nghiệp chăn nuôi”, giờ mỗi năm ông thu nhập hơn 100 triệu đồng, cuộc sống kinh tế gia đình khá hơn nhiều, trở thành gương người cựu chiến binh sản xuất giỏi của xã.
Có thể bạn quan tâm

Ông Hồ Văn Ngọ, ở thôn Hoài Nhơn (xã Phước Hậu, Ninh Phước - Ninh Thuận) được người dân trong xã nhắc tới bằng cái tên “vua vịt” bởi mỗi năm, ông thu về hàng trăm triệu đồng nhờ mô hình nuôi vịt khép kín: Nuôi vịt đẻ lấy trứng, ấp trứng, bán vịt con...

Về thôn Tiên Xá, xã Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh, chúng tôi được ông chủ trang trại Ngô Văn Tốn hồ hởi giới thiệu khu chăn nuôi hiện đại, khép kín với hơn 1000 con lợn nái chăn nuôi gia công cho Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. 10 năm qua, sự liên kết với doanh nghiệp này đã giúp ông Tốn có thể “bình tĩnh” trước những cơn biến động giá của thị trường.

Các đợt kiểm tra gần đây cho thấy 50% các mẫu phân bón được lấy để kiểm tra cho kết quả là kém chất lượng cả về yếu tố đa lượng và vi lượng.

Thời điểm hiện nay, nông dân các huyện Phù Mỹ, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, An Lão, thị xã An Nhơn (Bình Định)… đang vào chính vụ thu hoạch ớt vụ Đông Xuân 2013 - 2014 với niềm vui trúng mùa, được giá. Giá ớt hiện được thương lái thu mua tại ruộng từ 11.000 - 14.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với các niên vụ trước.

Theo dự báo của Chi cục Phát triển nông thôn Bà Rịa - Vũng Tàu, vụ tiêu năm nay được đánh giá là được mùa đối với các vùng trồng tiêu trên địa bàn tỉnh. Do dịch bệnh được kiểm soát, năng suất cao hơn vụ trước 10-15%.