Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vươn Lên Làm Giàu Từ Cây Quýt Đường Ở Đồng Tháp

Vươn Lên Làm Giàu Từ Cây Quýt Đường Ở Đồng Tháp
Ngày đăng: 01/05/2012

Gia đình của anh Tống Văn Phong (SN 1962) ngụ ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung vươn lên làm giàu từ cây quýt đường. Nhiều người dân địa phương đã phong cho anh danh hiệu “vua quýt đường Tư Phong”.

Thêm nhiều người dân trồng quýt đường hiệu quả từ hướng dẫn kinh nghiệm của anh Phong

Thời gian trước năm 1990, anh Phong tham gia công tác tại địa phương, tuy nhiên do hoàn cảnh gia đình anh đã xin nghỉ để có thời gian chăm sóc gia đình. Lúc này, nguồn thu nhập của gia đình chủ yếu khai thác 3.000m2 trồng quýt hồng đã cho trái. Thu hoạch được vài năm thì cơn lũ lịch sử năm 2000 gây ngập và làm chết toàn bộ diện tích quýt hồng. Gia đình anh Phong lâm vào tình cảnh khó khăn, có lúc phải vay mượn tiền của nhiều người để xoay sở trong sinh hoạt của gia đình cũng như đầu tư lại vườn cây ăn trái. Qua tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của các nhà vườn, anh quyết định chọn cây quýt đường làm cây trồng chính để phát triển kinh tế gia đình.

Bước đầu trồng quýt đường gặp nhiều khó khăn, nhưng với ý chí quyết tâm làm giàu trên ngay mảnh đất của gia đình, anh Phong tích cực tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng cây có múi; học hỏi kinh nghiệm thực tế các nhà vườn có nhiều năm trồng cây quýt đường trong và ngoài địa phương. Từ đó, anh rút ra được nhiều kinh nghiệm từ khâu cải tạo đất, xử lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tỉa cành tạo tán, trồng dậm, tuyển trái để cây cho trái lớn (đạt tỉ lệ trái loại 1 nhiều)... rồi dần dần hoàn thiện qui trình kỹ thuật trồng cây quýt đường của riêng mình. Trong tiêu thụ sản phẩm, anh Phong chọn thời điểm xử lý ra hoa phù họp, khi bán rơi vào thời điểm thị trường có giá để nâng cao lợi nhuận. Đặc biệt, anh luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Hàng năm, số quýt đường của anh Phong được nhiều thương lái trong và ngoài địa phương đến đặt mua với giá khá cao.

Nhờ đó, gia đình anh Phong có tích lũy và mua thêm 12.000m2 đất để trồng quýt đường. Năm 2010, với tổng diện tích 15.000m2, gia đình anh Phong thu hoạch tổng cộng khoảng 60 tấn trái, bán với giá bình quân 30.000 đồng/kg, thu được trên dưới 1,7 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 1,2 tỷ đồng. Đến năm 2011, cũng với diện tích trên, gia đình thu hoạch được 62 tấn, bán giá bình quân 27.000 đồng/kg, tổng doanh thu gần 1,6 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 1,2 tỷ đồng.

Với những kinh nghiệm và thành công trên, anh Phong đã nhiệt tình hướng dẫn giúp cho nhiều hộ dân trồng quýt đường tại địa phương, trong đó có nhiều hộ bước đầu trồng quýt đường có hiệu quả. Nhiều năm liền anh được bình chọn là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp xã, huyện, tỉnh. Đặc biệt, anh Tống Thanh Phong là 1 trong 5 cá nhân tiêu biểu của tỉnh được chọn tham dự Hội nghị tổng kết phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc giai đoạn 2007-2011 diễn ra tại Hà Nội trong thời gian gần đây.

Có thể bạn quan tâm

Trồng nấm mùa hạn Trồng nấm mùa hạn

Tháng 9-2014, bà Lê Thị Hồng (thôn Suối Khô, xã Phước Chính, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) và một số người dân trong xã được tham gia lớp tập huấn trồng nấm do Dự án Hỗ trợ Tam nông tỉnh tổ chức. Sau khóa học, thấy được tính khả thi của loại cây này, bà Hồng đã “bắt tay” trồng nấm tại nhà.

25/04/2015
Nông dân Hoài Nhơn (Bình Định) phát triển trồng cỏ nuôi bò Nông dân Hoài Nhơn (Bình Định) phát triển trồng cỏ nuôi bò

Huyện Hoài Nhơn (Bình Định) có tổng đàn bò gần 25.000 con. Những năm gần đây, người dân trên địa bàn huyện đã tận dụng diện tích đất trồng lúa bị nhiễm phèn, nghèo dinh dưỡng, đất trồng hoa màu hiệu quả thấp, đất vườn, đất ven sông, ven lạch để trồng cỏ nuôi bò, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

25/04/2015
Ninh Bình sản xuất nấm Linh chi từ nguyên liệu phối trộn là thân cây ngô Ninh Bình sản xuất nấm Linh chi từ nguyên liệu phối trộn là thân cây ngô

Nấm Linh chi là loại nấm dược liệu, có giá trị phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Cùng với các loại nấm ăn, những năm gần đây nghề trồng nấm Linh chi phát triển khá mạnh ở tỉnh Ninh Bình, người dân đã đưa vào hàng nghìn tấn nguyên liệu sản xuất mỗi năm.

25/04/2015
Xen canh giảm nỗi lo thất mùa, mất giá Xen canh giảm nỗi lo thất mùa, mất giá

Ít cả đất lẫn vốn nhưng vẫn có thể làm giàu nhờ trồng xen các loại cây trên cùng một diện tích. Đó là cách làm của nhiều nông hộ ở ấp Thạnh Tây, xã Lộc Tấn (Lộc Ninh) và ấp 7, xã Minh Lập (Chơn Thành - Bình Phước). Cách làm này vừa giúp cải tạo đất, hạn chế cỏ dại, hỗ trợ các loại cây cùng phát triển, vừa cho lợi nhuận cao, giảm được nỗi lo thất mùa, mất giá.

25/04/2015
Một số lưu ý khi khởi sự nuôi bò sữa ở nông hộ Một số lưu ý khi khởi sự nuôi bò sữa ở nông hộ

Sóc Trăng hiện có tổng đàn bò hơn 26.500 con, trong đó có 6.400 con bò sữa và hơn 90% được nuôi ở mô hình nông hộ; Tuy nhiên, sữa là loại thực phẩm đặc biệt, yếu tố chất lượng chính là đòi hỏi bắt buộc.

25/04/2015