Hoàn Thiện Quy Trình Bảo Quản Sau Thu Hoạch Cá Tạp Và Công Nghệ Sản Xuất Surimi

Theo Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, tại Hà Nội đã diễn ra buổi nghiệm thu dự án khoa học “Hoàn thiện quy trình bảo quản sau thu hoạch cá tạp và công nghệ sản xuất Surimi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Surimi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản” (Mã số KC.07.DA01/11-15) do KS. Nguyễn Văn Chung, Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Hòa Thắng làm chủ nhiệm.
Tham dự buổi nghiệm thu có đầy đủ các thành viên hội đồng khoa học, đại diện Vụ Tài chính, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước thuộc Bộ KH&CN và đại diện Ban Chủ nhiệm Chương trình KC.07/11-15.
Tại buổi nghiệm thu, Chủ nhiệm dự án – KS Nguyễn Văn Chung đã báo cáo những kết quả mà dự án đạt được trong hai năm qua (từ 01/01/2012 đến nay). KS Chung cho biết, Nhà máy Thủy sản Hòa Thắng là một trong những công ty sản xuất Surimi xuất khẩu nằm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa. Tuy nhiên, hiện nay nhà máy vẫn chỉ đang sản xuất Surimi thô để xuất khẩu sang Hàn Quốc nên giá thành thấp.
Mong muốn của nhà máy là mở rộng thị trường sang các nước Châu Âu, Nhật Bản với giá thành cao hơn. Để làm được việc này, ngoài việc cải tiến máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng thì chất lượng nguyên liệu cá cũng như công nghệ sản xuất, bảo quản của nhà máy đóng vai trò cực vô cùng quan trọng.
Chính vì vậy, trong thời gian qua, Công ty TNHH Thủy sản Hòa Thắng đã đề xuất và được Bộ KH&CN giao cho thực hiện và dự án “Hoàn thiện quy trình bảo quản sau thu hoạch cá tạp và công nghệ sản xuất Surimi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Surimi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản”.
Qua 2 năm triển khai, dự án đã đạt được kết quả nổi bật. Dự án đã hoàn thiện quy trình bảo quản sau thu hoạch cá tạp để sản xuất Surimi đạt tiêu chuẩn của Nhật Bản; nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất Surimi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Surimi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản; nghiên cứu quy trình bảo quản sản phẩm Surimi sau khi sản xuất; nghiên cứu thiết kế và lắp đặt dây chuyền công nghệ để thực hiện quy trình sản xuất Surimi với công suất 50 tấn nguyên liệu cá;…
Đặc biệt, kết quả ấn tượng nhất của dự án là đã xuất khẩu được 200 tấn thành phẩm Surimi sang thị trường khó tính như Nhật Bản.
PGS.TS Lê Đức Mạnh, Chủ nhiệm Chương trình KC.07/11-15 cũng nhận định, dự án đã tạo ra sản phẩm Surimi có chất lượng tốt, xuất khẩu được vào thị trường khó tính như Nhật Bản. Đây có thể coi là một kết quả nổi bật của Chương trình KC.07/11-15.
Trong thời gian tới, sản phẩm của dự án “Hoàn thiện quy trình bảo quản sau thu hoạch cá tạp và công nghệ sản xuất Surimi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Surimi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản” chắc chắn sẽ được xuất khẩu sang nhiều nước ở khu vực Châu Âu và mở rộng thị trường hơn nữa tại Nhật Bản.
Dự án được các thành viên hội đồng nghiệm thu đề tài cho rằng, những kết quả này là dấu hiệu đáng mừng cho thấy dự án đã thành công bước đầu và khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm Surimi sang các nước Châu Âu của Công ty Hòa Thắng trong thời gian tới là hoàn toàn khả quan.
Bên cạnh đó, dự án còn góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức cho đội ngũ công nhân lành nghề và kỹ thuật viên của nhà máy. Nghiên cứu cũng góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm thủy sản Việt Nam và nâng cao sức cạnh tranh cho hàng thủy sản Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên thực tế cho thấy những mô hình này đang phát triển theo hướng tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, chưa có định hướng lâu dài, dễ bị thị trường cùng hệ thống thương lái chi phối, hiệu quả kinh tế đem lại cũng vì thế mà bấp bênh. Chăn nuôi nhỏ lẻ khiến số hộ chăn nuôi; số lượng gia súc, gia cầm tăng lên ở mỗi địa phương nhưng nông hộ không có mức thu nhập tốt nhất, còn kéo theo ô nhiễm môi trường.

Nghề nuôi vịt chạy đồng từ lâu đã trở thành một tập quán sản xuất của người dân vùng ĐBSCL. Những chiếc ghe lớn, hai tầng, chở theo những bầy vịt chạy đồng trên sông nước sau mùa gặt là những hình ảnh thân quen. Trong buổi sáng bình minh, trên những cánh đồng, những người chăn vịt cần mẫn, lam lũ cùng với những đàn vịt cất tiếng gọi nhau gợi lên một khung cảnh thanh bình, yên ả ở vùng quê.

Chiều 12/1, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn với sự tham gia của đầy đủ 3 "nhà": Nông dân, DN và nhà quản lý.

Trong năm 2014, dự án Lifsap đã hỗ trợ các hộ chăn nuôi tại địa phương lắp đặt được 130 công trình hầm biogas, 1 cơ sở giết mổ tập trung tại xã Bàu Hàm 2 và 1 lò giết mổ vệ tinh tại tỉnh lộ 25 đều đã đi vào hoạt động. Huyện cũng đã phát triển được hơn 100 hộ chăn nuôi heo theo chuẩn ViệtGAP, tăng gấp đôi so với năm 2013.

Krông Pa là huyện có khí hậu nắng nóng quanh năm nhưng lại sở hữu điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi dê. Hiện nay, đàn dê ở Krông Pa được coi là lớn nhất tỉnh Gia Lai, trên chín ngàn con. Bởi vậy, nơi đây nhiều người biết đến như là “xứ sở ngàn dê”. Và thịt dê trở thành món không thể thiếu trong những lúc nhâm nhi và trong cả ngày Tết của người dân vùng này.