Hội Thảo Mô Hình Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học

Ngày 14/5/14, Trạm Khuyến nông huyện Tri Tôn (An Giang) tổ chức Hội thảo đầu bờ, đánh giá kết quả thực hiện mô hình trình diễn "Nuôi vịt thịt an toàn sinh học". Gần 50 nông dân và kỹ thuật viên các xã tà Đảnh, Núi Tô, Cô Tô Tham dự. Tại buổi hội thảo nông dân được trực tiếp tham quan mô hình chăn nuôi vịt thịt theo hướng an toàn sinh học của hộ ông Huỳnh Văn Bé cư ngụ ấp Tân Trung, xã Tà Đảnh huyện Tri Tôn.
Với 100 con vịt thịt giống CV Super- M2, sau 2 tháng nuôi, vịt phát triển tốt, đồng đều, tỷ lệ hao hụt trên tổng đàn 4%, trọng lượng trung bình từ 3 kg/con. Với giá bán hiện tại 42.000 đồng/kg, sau khi trừ mọi chi phí, lợi nhuận gần 3 triệu đồng.
Theo nhận xét của bà con nông dân sau khi tham quan mô hình cho thấy: mô hình thích hợp cho những hộ dân, ít vốn; ít đất sản xuất, dễ quản lý dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh, môi trường, ít tốn công chăm sóc hơn nuôi theo kiểu truyền thống.
Thời gian nuôi ngắn, bà con có thể đầu tư chăn nuôi vịt vào những thời điểm thích hợp để giải quyết đầu ra và tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương như: ốc bưu vàng, tôm tép, cá tạp giảm lượng thức ăn công nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế.
Ngoài ra bà con nông dân còn được cán bộ kỹ thuật giải đáp một số thắc mắc như cần lưu ý về con giống, kỹ thuật trong chăn nuôi vịt theo quy trình an toàn sinh học.
Thông qua mô hình này nhằm giúp bà con nông dân áp dụng thành công và nhân rộng các tiến bộ kỹ thuật mới vào chăn nuôi thủy cầm làm tăng chất lượng sản phẩm, an toàn cho người chăn nuôi và người tiêu dùng, hạn chế rủi ro, nhất là tiềm ẩn của bệnh cúm gia cầm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, xóa dần tập quán chăn nuôi thủy cầm theo hình thức truyền thong.
Có thể bạn quan tâm

Tại Hội nghị Diễn đàn Doanh nghiệp Nông nghiệp năm 2014, do Bộ NN & PTNT tổ chức ngày 15/10/2014, ông Bùi Quang Huy - Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh đã trình bày một số khó khăn và kiến nghị của ngành nuôi tôm ở ĐBSCL. Trong đó, ông Huy kiến nghị không đưa quy định DN nuôi tôm phải có vùng nguyên liệu tối thiểu 10% công suất vào đề án Quản lý hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm nước lợ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Việc nuôi chim trĩ thương phẩm đã được thực hiện ở một số địa phương trong nước, song ở Bình Định thì chưa phổ biến, chỉ một số ít hộ nuôi thử nghiệm, điển hình là gia trại nuôi chim trĩ của anh Bùi Văn Bảo, ở thôn Vạn Tín, xã Ân Hảo Tây, huyện Hoài Ân.

Đến thăm các bản: Hưng Phong, Nà Can, Nậm Tàng, Cốc Phát (xã Bản Bo) chúng tôi thấy nhiều hộ phát triển đàn lợn với số lượng lớn (khác với tập quán nuôi nhỏ lẻ, manh mún trước đây). Bà con đổi mới phương thức chăn nuôi từ thả rông sang xây dựng chuồng trại để nuôi nhốt kết hợp với các biện pháp phòng dịch đầy đủ.

Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng trái ngon và sạch, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, ít sử dụng hóa chất đang càng ngày càng lớn. Nhưng để bảo vệ nông sản, nhà nông gần như bắt buộc phải sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất. Vì thế, việc phục hồi các mô hình sử dụng thiên địch để phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng là rất cần thiết.

Theo chị Trinh, với mức giá tầm 10.000 đ/kg thì người trồng chanh có lời. Tuy nhiên, hiện đang vào mùa nghịch, lượng chanh rất ít. “Nhà tôi trồng 8 công, khoảng 1 tháng hái bán 1 lần, chỉ khoảng 2 tấn”- chị Trinh cho biết.