Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vườn Dừa Dứa Trên 240 Triệu Đồng

Vườn Dừa Dứa Trên 240 Triệu Đồng
Ngày đăng: 15/06/2013

Thật không dễ dàng khi anh đưa ra quyết định trồng dừa dứa vào thời điểm mà đa số các nhà vườn trong huyện tập trung đầu tư phát triển các cây ăn trái khác như xoài, cam, nhãn. Thế nhưng anh Nguyễn Công Quyền (ở ấp Tân Trong, xã Tân Mỹ, Đồng Tháp) đã giữ vững niềm tin, vượt qua mọi lời bàn tán, hoài nghi về hiệu quả mang lại từ loài cây trồng mới này và gặt hái được thành công.

Do dừa dứa là loài cây trồng hoàn toàn mới ở địa phương nên anh phải thận trọng, tìm hiểu kỹ càng và quan sát tình hình thị trường. Sau nhiều đắn đo, anh chủ động ra tận Tiền Giang để học tập kinh nghiệm và mua cây giống về trồng tại vườn của gia đình.

Sau hai năm rưỡi đầu tư, chăm sóc thì vườn dừa bắt đầu cho trái. Lúc đó nhu cầu về giống dừa dứa khá mạnh và giá khá đắt, anh Quyền quyết định không bán dừa tươi mà chủ động để dừa khô rồi ương bán giống và anh đã thu được số tiền không nhỏ từ việc bán cây giống.

Vườn dừa dứa của anh Quyền được trồng vào năm 2006, với diện tích 0,6ha, và số cây 160 cây dừa. Hiện nay vườn dừa, đang cho trái tập trung khá sai. Anh Quyền cho biết bình quân mỗi cây dừa dứa hàng năm cho khoảng 120 trái, giá bán trung bình 10.000 đồng/trái, với 160 cây dừa dứa, mỗi năm anh thu gần 200 triệu đồng.

Ngoài bán dừa trái, anh Quyền còn ương dừa giống bán cho các địa phương, tổng lượng dừa giống bán được từ khi cây bắt đầu cho trái đến nay gần 10.000 cây.

Bên cạnh đó tận dụng khoảng trống giữa các cây dừa (cây cách cây từ 5-6m) anh trồng thêm cam soàn. Như vậy, hàng năm anh thu được trên 240 triệu đồng từ bán cây quả, cây giống dừa dứa và cam soàn.

Sự thành công mô hình trồng dừa dứa của gia đình anh Quyền đã mở ra hướng làm kinh tế mới ở địa phương, thu hút sự quan tâm của nhiều bà con nông dân đến thăm quan học tập mô hình.


Có thể bạn quan tâm

Bình Dương Hỗ Trợ Nông Dân Nâng Cao Hiệu Quả Chăn Nuôi Bò Sữa Bình Dương Hỗ Trợ Nông Dân Nâng Cao Hiệu Quả Chăn Nuôi Bò Sữa

Thời gian qua, chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Bình Dương phát triển khá nhanh. Chi cục Thú y tỉnh đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, tham quan các mô hình để giúp người dân chăn nuôi bò sữa nâng cao kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận...

04/11/2014
Huyện An Dương (Hải Phòng) Phát Triển Gần 110 Trang Trại Chăn Nuôi Gia Súc, Gia Cầm Huyện An Dương (Hải Phòng) Phát Triển Gần 110 Trang Trại Chăn Nuôi Gia Súc, Gia Cầm

Việc phát triển các trang trại chăn nuôi ở các địa phương tuân thủ theo quy hoạch nông thôn mới, tạo ra sản lượng sản phẩm thịt, trứng lớn cung ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt hơn 100 tỷ đồng/năm, trong đó tỷ lệ lãi so với doanh thu đạt hơn 20%.

04/11/2014
Bài Học Từ Mô Hình Trồng Trám Ghép Ở Xã Cẩm Tâm (Thanh Hóa) Bài Học Từ Mô Hình Trồng Trám Ghép Ở Xã Cẩm Tâm (Thanh Hóa)

Mô hình trám ghép được đưa vào trồng trên đất xã Cẩm Tâm (Cẩm Thủy - Thanh Hóa) từ năm 2002 - 2003, do trạm khuyến nông huyện triển khai thực hiện. Theo đó, các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ toàn bộ tiền giống, tập huấn về quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trám ghép.

04/11/2014
80% Diện Tích Thảo Quả Ở Y Tý (Lào Cai) Không Cho Thu Hoạch 80% Diện Tích Thảo Quả Ở Y Tý (Lào Cai) Không Cho Thu Hoạch

Nguyên nhân thảo quả mất mùa là do đầu năm 2014, Y Tý hứng chịu đợt mưa tuyết dày khiến phần lớn diện tích cây thảo quả bị gẫy, chết rét, cần 3 năm sau mới cho thu hoạch.

04/11/2014
Giống Đậu Phộng TB25, L14 Đạt Năng Suất Cao Giống Đậu Phộng TB25, L14 Đạt Năng Suất Cao

Theo Trạm Bảo vệ thực vật huyện Đồng Xuân (Phú Yên), mô hình thâm canh cây đậu phộng năng suất cao vừa được triển khai tại soi Bàu Ông Quán (xã Xuân Quang 3), trên diện tích 2ha, với 28 hộ tham gia.

04/11/2014