Vườn Chanh Vàng Mang Lại Bạc Triệu Giữa Thung Lũng Cằn Khô

Nằm sâu trong thung lũng, hơn 1ha chanh trĩu quả ấy mỗi năm mang về cho gia đình ông Đàm Đại (thôn Phước Hòa, xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) hơn 100 triệu đồng.
Một lần theo chân bạn dự hội chợ triển lãm về sản phẩm nông nghiệp tại Đà Nẵng, ông Đại bắt gặp giống chanh có quả to và đẹp. Sau khi tham khảo nhiều chuyên gia tại hội chợ, nhận thấy cây chanh phù hợp với mảnh đất gò đồi của mình, ông quyết định mua về quê trồng thử.
Ông Đại chia sẻ: “Mình nhà nông, ít vốn không nên mạo hiểm, phải tính đầu ra cho sản phẩm thì mới dám mạnh dạn đầu tư. Thấy cây chanh có nhiều triển vọng, tôi nuôi hy vọng làm giàu từ cây này”. Tự mày mò, tham khảo qua sách báo, ông mạnh dạn giâm hom chanh giống mua tại hội chợ rồi mang trồng đại trà trên mảnh đất đồi sỏi đá vào năm 2000.
Để có nguồn nước tưới cho vườn chanh, ông bỏ công đặt đường ống dẫn nước từ suối về, nuôi thêm ong tại vườn để ong thụ phấn cho chanh đậu quả. Chỉ hơn 2 năm, chanh bắt đầu cho quả, niên vụ đầu tiên ông lãi hơn 70 triệu đồng.
Cũng theo ông Đại, giá chanh trong những năm gần đây dao động từ 8.000 - 13.000 đồng/kg, đắt nhất vào dịp Tết Nguyên đán. Mỗi năm 1ha chanh của ông cho sản lượng từ 7-15 tấn. Chanh vốn cho quả đại trà vào các tháng 2, 3, 4. Để “bắt” chanh cho quả nghịch mùa để bán được giá, ông Đại chia sẻ bí quyết: “Khoảng đầu tháng 8 tôi tiến hành bón phân rồi tưới phun sương trên mặt, 2 ngày sau thì ngừng tưới, cuối tháng thì tưới lại, điều này làm ức chế sự sinh trưởng nhằm cho chanh đơm hoa kết trái theo ý mình”.
Mỗi năm vườn chanh nhà ông Đại cho lãi hơn 100 triệu đồng, có năm tới 200 triệu đồng. Từ chanh, gia đình ông có cuộc sống khấm khá, tạo việc làm thời vụ cho nhiều người dân địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện có 52 trại sản xuất giống thuỷ sản, mỗi năm sản xuất trên 8 tỷ con giống các loại, dẫn đầu các tỉnh miền Bắc và bắc miền Trung. Chất lượng giống thuỷ sản sản xuất trong tỉnh được đánh giá cao không chỉ đáp ứng nhu cầu nuôi trong tỉnh mà còn cung cấp lượng giống khá lớn cho các tỉnh miền Bắc và bắc miền Trung.

Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ phối hợp với Trạm Khuyến nông Thanh Thủy và Công ty TNHH Dekalb Việt Nam thực hiện mô hình trồng ngô mật độ cao trên diện tích 3 ha. Mô hình trồng thử nghiệm giống ngô DK8868, với khoảng cách hàng cách hàng 60-65 (cm), cây cách cây 20-25 (cm) kết hợp bón phân NPK khép kín, mật độ 6,5-7 vạn cây/ha.

Với tiềm năng về thuỷ sản với hơn 220.000 ha nuôi tôm, trong đó có trên 5.000 ha tôm nuôi công nghiệp, tuy nhiên, gần đây có gần 400 ha tôm bị bệnh mà nguyên nhân được ngành chức năng xác định là do dịch bệnh, tôm bị nhiễm độc. Yêu cầu thực tế đặt ra là tìm một hướng đi mới nhằm đa dạng hơn nữa nghề nuôi tôm.

Những năm qua, nhất là kể từ sau khi triển khai thực hiện Đề án tôm - lúa, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) trong toàn tỉnh không ngừng tăng lên.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kiên Giang, quy hoạch đến năm 2015, tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp của tỉnh là 20.000 ha, tập trung ở 2 huyện Kiên Lương và Giang Thành, trong đó kế hoạch năm 2013 này thả nuôi khoảng 2.000 ha.