Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vườn Chanh Vàng Mang Lại Bạc Triệu Giữa Thung Lũng Cằn Khô

Vườn Chanh Vàng Mang Lại Bạc Triệu Giữa Thung Lũng Cằn Khô
Ngày đăng: 20/05/2014

Nằm sâu trong thung lũng, hơn 1ha chanh trĩu quả ấy mỗi năm mang về cho gia đình ông Đàm Đại (thôn Phước Hòa, xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) hơn 100 triệu đồng.

Một lần theo chân bạn dự hội chợ triển lãm về sản phẩm nông nghiệp tại Đà Nẵng, ông Đại bắt gặp giống chanh có quả to và đẹp. Sau khi tham khảo nhiều chuyên gia tại hội chợ, nhận thấy cây chanh phù hợp với mảnh đất gò đồi của mình, ông quyết định mua về quê trồng thử.

Ông Đại chia sẻ: “Mình nhà nông, ít vốn không nên mạo hiểm, phải tính đầu ra cho sản phẩm thì mới dám mạnh dạn đầu tư. Thấy cây chanh có nhiều triển vọng, tôi nuôi hy vọng làm giàu từ cây này”. Tự mày mò, tham khảo qua sách báo, ông mạnh dạn giâm hom chanh giống mua tại hội chợ rồi mang trồng đại trà trên mảnh đất đồi sỏi đá vào năm 2000.

Để có nguồn nước tưới cho vườn chanh, ông bỏ công đặt đường ống dẫn nước từ suối về, nuôi thêm ong tại vườn để ong thụ phấn cho chanh đậu quả. Chỉ hơn 2 năm, chanh bắt đầu cho quả, niên vụ đầu tiên ông lãi hơn 70 triệu đồng.

Cũng theo ông Đại, giá chanh trong những năm gần đây dao động từ 8.000 - 13.000 đồng/kg, đắt nhất vào dịp Tết Nguyên đán. Mỗi năm 1ha chanh của ông cho sản lượng từ 7-15 tấn. Chanh vốn cho quả đại trà vào các tháng 2, 3, 4. Để “bắt” chanh cho quả nghịch mùa để bán được giá, ông Đại chia sẻ bí quyết: “Khoảng đầu tháng 8 tôi tiến hành bón phân rồi tưới phun sương trên mặt, 2 ngày sau thì ngừng tưới, cuối tháng thì tưới lại, điều này làm ức chế sự sinh trưởng nhằm cho chanh đơm hoa kết trái theo ý mình”.

Mỗi năm vườn chanh nhà ông Đại cho lãi hơn 100 triệu đồng, có năm tới 200 triệu đồng. Từ chanh, gia đình ông có cuộc sống khấm khá, tạo việc làm thời vụ cho nhiều người dân địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Giải bài toán đầu ra cho con ngao Hậu Lộc Giải bài toán đầu ra cho con ngao Hậu Lộc

Toàn huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) có 4 xã nuôi ngao với tổng diện tích 703 ha. Nếu thời tiết thuận lợi và không dịch bệnh, mỗi năm cho thu hoạch từ 10 đến 15 tấn/ha. Mặc dù sản phẩm làm lớn, nhưng nghề nuôi ngao ở Hậu Lộc vẫn chưa phát huy được hiệu quả bởi đường ra thị trường còn nhiều “chướng ngại”.

13/06/2015
Nghiên cứu sức chịu tải môi trường và sức chịu tải sinh học phục vụ phát triển thủy sản Nghiên cứu sức chịu tải môi trường và sức chịu tải sinh học phục vụ phát triển thủy sản

Nhằm góp phần khắc phục, cải thiện và bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh An Giang, theo kế hoạch quy hoạch và bảo vệ môi trường đến năm 2020, tỉnh đã đề ra Chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ BVMT.

13/06/2015
Thả 1.500 con tôm sú trên biển Thuận An (Thừa Thiên Huế) Thả 1.500 con tôm sú trên biển Thuận An (Thừa Thiên Huế)

Sáng 9/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với thị trấn Thuận An (Phú Vang) tổ chức thả tôm sú, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại khu vực biển Thuận An.

13/06/2015
Nâng cao năng lực khai thác hải sản bằng máy kéo lưới thủy lực Nâng cao năng lực khai thác hải sản bằng máy kéo lưới thủy lực

Thay thế sức kéo của 8 người, rút ngắn thời gian kéo chỉ còn 1/5 lần, tăng lượt thả lưới gấp 3 lần… chiếc máy kéo lưới bằng thủy lực do anh Lê Phước Hoàng (huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), chủ cơ sở sửa chữa động cơ máy thủy Phước Hoàng chế tạo đã mang lại lợi ích nhiều mặt cho bà con ngư dân hành nghề đánh bắt lưới rê, lưới cá.

13/06/2015
Giá cá tra và tôm nguyên liệu giảm mạnh Giá cá tra và tôm nguyên liệu giảm mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, hiện giá cá tra nguyên liệu đang ở mức thấp, chỉ từ 22.000 đến 23.000 đồng/kg và chưa có dấu hiệu tăng trở lại.

13/06/2015