Vườn Cây Ăn Trái Tiếp Tục Phát Triển

Những tháng đầu năm 2013, diện tích vườn cây ăn trái của huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) tiếp tục phát triển ổn định với trên 9.295ha, tăng 55ha so với cùng kỳ do nhiều bà con nông dân chuyển đổi diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng vườn.
Trong này, diện tích cam sành chiếm nhiều nhất, với gần 2.500ha, dừa trên 1.200ha, bưởi trên 1.000ha, nhãn 758ha, diện tích còn lại trồng cam xoàn 38ha, xoài 361ha, sầu riêng 292ha, măng cụt 276ha, chôm chôm 637ha, ca cao trồng xen 260ha và một số loại cây ăn trái khác.
Trước tình hình dịch bệnh trên cây trồng ngày càng tăng như hiện nay, trong định hướng phát triển kinh tế vườn, huyện Trà Ôn vẫn tiếp tục quan tâm xây dựng và thực hiện một số dự án, mô hình sản xuất có hiệu quả.
Trong đó, đặc biệt quan tâm phát triển các vườn cây ăn trái theo hướng bền vững, tăng năng suất và chất lượng. Ngành nông nghiệp cũng tăng cường phối hợp các viện, trường tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo hướng dẫn bà con các biện pháp khắc phục, phòng ngừa dịch bệnh,...
Nhờ ứng dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật cộng với kinh nghiệm tích lũy được qua quá trình sản xuất, bà con nông dân Trà Ôn đã dần khắc phục được diện tích vườn bị sâu hại tấn công, đặc biệt là trên cây nhãn, đến nay đã có gần 900/1.000ha phục hồi.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 31/8/2015, tại xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kim Ngọc Thái chủ trì hội nghị giao ban với các huyện: Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành, Duyên Hải và thị xã Duyên Hải để nghe Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, các huyện, thị đánh giá tình hình nuôi trồng thủy sản 8 tháng đầu năm và kế hoạch nuôi trồng thủy sản những tháng cuối năm 2015.

Nhiều ao nuôi đã được xử lý nước, chạy quạt nhưng chủ ao vẫn chưa dám thả nuôi. (ảnh chụp tại ấp An Khương B, xã An Điền, huyện Thạnh Phú)

Nghề nuôi tôm hùm lồng ở Phú Yên phát triển mạnh từ năm 2000 đến nay, tập trung chủ yếu ở TX Sông Cầu. Thế nhưng, thời gian qua, nghề nuôi tôm hùm bộc lộ nhiều hạn chế, không chỉ dịch bệnh thường xuyên hoành hành, mà thị trường tiêu thụ loại thủy sản này cũng bấp bênh.
Thời gian qua, thời tiết tương đối thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản, cùng với việc tiếp tục giải quyết kịp thời chính sách hỗ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ đã khuyến khích ngư dân tiếp tục ra khơi bám biển.

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang kết hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành tổ chức Lễ ra mắt mô hình tổ liên kết nuôi cá điêu hồng, ở ấp Phú Nhơn, xã Đông Phú.