Vườn Cây Ăn Trái Tiếp Tục Phát Triển

Những tháng đầu năm 2013, diện tích vườn cây ăn trái của huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) tiếp tục phát triển ổn định với trên 9.295ha, tăng 55ha so với cùng kỳ do nhiều bà con nông dân chuyển đổi diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng vườn.
Trong này, diện tích cam sành chiếm nhiều nhất, với gần 2.500ha, dừa trên 1.200ha, bưởi trên 1.000ha, nhãn 758ha, diện tích còn lại trồng cam xoàn 38ha, xoài 361ha, sầu riêng 292ha, măng cụt 276ha, chôm chôm 637ha, ca cao trồng xen 260ha và một số loại cây ăn trái khác.
Trước tình hình dịch bệnh trên cây trồng ngày càng tăng như hiện nay, trong định hướng phát triển kinh tế vườn, huyện Trà Ôn vẫn tiếp tục quan tâm xây dựng và thực hiện một số dự án, mô hình sản xuất có hiệu quả.
Trong đó, đặc biệt quan tâm phát triển các vườn cây ăn trái theo hướng bền vững, tăng năng suất và chất lượng. Ngành nông nghiệp cũng tăng cường phối hợp các viện, trường tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo hướng dẫn bà con các biện pháp khắc phục, phòng ngừa dịch bệnh,...
Nhờ ứng dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật cộng với kinh nghiệm tích lũy được qua quá trình sản xuất, bà con nông dân Trà Ôn đã dần khắc phục được diện tích vườn bị sâu hại tấn công, đặc biệt là trên cây nhãn, đến nay đã có gần 900/1.000ha phục hồi.
Có thể bạn quan tâm

Ông Hồ Thanh Tuyền, quê ở ấp Phương Quới, xã Phương Bình (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang), nhưng lại trồng gừng ở ấp 1, xã Long Trị (huyện Long Mỹ, Hậu Giang) dẫn chúng tôi ra ruộng gừng đang thu hoạch nhộn nhịp.

Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) mới đây cũng thông báo dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản vào thị trường Nga và Liên minh Hải quan (TS) với 7 DN chế biến thủy sản của Việt Nam.

Thăm vườn thanh long ruột đỏ (TLRĐ) đang cho thu hoạch của gia đình anh Đỗ Lương Dũng, xã Quang Trung (thị xã Bỉm Sơn), chúng tôi thấy được niềm tâm huyết, tận tụy của người nông dân này.

Nhiều năm nay, xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân đặc biệt quan tâm phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, coi đây là khâu đột phá trong phát triển kinh tế tại địa phương.

Hơn 3.000 ha lúa được sản xuất theo hình thức cánh đồng mẫu lớn, có sự liên kết 4 nhà; hơn 1.000 ha rau quả trồng tập trung được liên kết sản xuất... Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ mới dừng lại ở việc cung ứng vật tư đầu vào, chưa thực sự chú trọng bao tiêu sản phẩm cho nông dân.