Vùng Tôm Lúa Thiếu Nước Ở Bạc Liêu

Đến thời điểm này, tại một số vùng tôm lúa của tỉnh Bạc Liêu, nông dân vẫn chưa thể thả giống như đã dự kiến. Có tình trạng trên là do năm nay nguồn nước được điều tiết về chậm hơn mọi năm.
Tại huyện Phước Long - vùng tôm lúa trọng điểm của tỉnh Bạc Liêu, đến thời điểm này chỉ có vài hộ thả giống. Phần lớn diện tích chỉ mới bắt đầu cải tạo ao, một số trục kênh nước ngọt vẫn đang còn. Theo lịch thời vụ, thời gian thả giống bắt đầu từ cuối tháng 12 năm 2013 đến giữa tháng 4 năm 2014. Tuy nhiên, do thiếu nước đến thời điểm này, nông dân chỉ thả giống được khoảng 13.000 hec-ta.
Ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu cho biết việc điều tiết nước mặn nuôi tôm chậm hơn dự kiến là do một số diện tích lúa thu hoạch muộn. Hiện các địa phương đang thực hiện mở các cống đập chính để đưa nước mặn về vùng nuôi, tránh tình trạng trễ lịch thời vụ, làm xáo trộn việc sản xuất của người dân.
Thời gian qua, giá tôm sú ở Bạc Liêu luôn giữ ở mức khá cao cũng tác động mạnh đến tâm lý người dân muốn sớm thả nuôi vụ mới.
Có thể bạn quan tâm

Đó là đề xuất của ông Lê Minh Trượng, giám đốc Công ty lương thực Sông Hậu, tại cuộc họp với lãnh đạo TP Cần Thơ về giải quyết hàng tồn kho ngày 19/6.

Hiền tính, dễ nuôi, phù hợp với điều kiện ở địa phương nên rắn ri tượng là loài động vật đang được người dân trong huyện U Minh lựa chọn để tạo thêm nguồn thu nhập, có không ít hộ giàu lên từ loài vật nuôi này. Hiện nay một số địa phương cũng hình thành tổ nuôi rắn, với quy mô hàng chục hộ liên kết nhau, số lượng rắn lên đến vài trăm con. Việc thành lập tổ nuôi rắn còn giúp nông dân trao đổi kinh nghiệm và dễ tìm đầu ra với số lượng lớn, giúp người nuôi an tâm.

Tôm thẻ chân trắng rớt giá, dịch bệnh xuất hiện trên diện rộng, tôm xuất khẩu nhiễm dư lượng kháng sinh Oxytetraxycline… Những vấn đề này hiện thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà quản lý, người nuôi tôm trên cả nước.

Từ khi còn làm lái xe tắc-xi, rong ruổi khắp nơi, anh Nguyễn Ngọc Thức đã khát khao tìm được việc gì đó để có thể làm giàu trên quê hương mình. Sau một thời gian tìm hiểu, năm 2008, anh quyết tâm kinh doanh mô hình nuôi bồ câu Pháp. Ban đầu, với chút vốn liếng giành giụm được và sự hỗ trợ của gia đình, anh Thức mua 400 cặp bồ câu giống với giá 300.000 đồng/cặp về nuôi thử. Một thời gian sau, thấy có triển vọng, anh quyết định mở rộng kinh doanh, mạnh dạn vay vốn từ nhiều nguồn để phát triển con giống.

Vải Lục Ngạn (Bắc Giang) là đặc sản có tiếng, tuy nhiên ngoài việc tiêu thụ trong nước, loại quả này lâu chỉ có Trung Quốc là thị trường chính. Năm nay thời tiết thuận lợi nên năng suất tốt, nhưng đi kèm với đó là nỗi lo được mùa mất giá.