Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vùng Tôm Lúa Thiếu Nước Ở Bạc Liêu

Vùng Tôm Lúa Thiếu Nước Ở Bạc Liêu
Ngày đăng: 18/02/2014

Đến thời điểm này, tại một số vùng tôm lúa của tỉnh Bạc Liêu, nông dân vẫn chưa thể thả giống như đã dự kiến. Có tình trạng trên là do năm nay nguồn nước được điều tiết về chậm hơn mọi năm.

Tại huyện Phước Long - vùng tôm lúa trọng điểm của tỉnh Bạc Liêu, đến thời điểm này chỉ có vài hộ thả giống. Phần lớn diện tích chỉ mới bắt đầu cải tạo ao, một số trục kênh nước ngọt vẫn đang còn. Theo lịch thời vụ, thời gian thả giống bắt đầu từ cuối tháng 12 năm 2013 đến giữa tháng 4 năm 2014. Tuy nhiên, do thiếu nước đến thời điểm này, nông dân chỉ thả giống được khoảng 13.000 hec-ta.

Ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu cho biết việc điều tiết nước mặn nuôi tôm chậm hơn dự kiến là do một số diện tích lúa thu hoạch muộn. Hiện các địa phương đang thực hiện mở các cống đập chính để đưa nước mặn về vùng nuôi, tránh tình trạng trễ lịch thời vụ, làm xáo trộn việc sản xuất của người dân.

Thời gian qua, giá tôm sú ở Bạc Liêu luôn giữ ở mức khá cao cũng tác động mạnh đến tâm lý người dân muốn sớm thả nuôi vụ mới.


Có thể bạn quan tâm

Bát Xát (Lào Cai) Trồng 50 Ha Lúa Mỳ Vụ Đông Bát Xát (Lào Cai) Trồng 50 Ha Lúa Mỳ Vụ Đông

Vụ đông năm 2014 – 2015, huyện Bát Xát (Lào Cai) đưa cây lúa mỳ vào gieo trồng tại 8 xã là Mường Vi, Bản Xèo, Cốc Mỳ, Dền Thàng, A Lù, Nậm Chạc, Nậm Pung và A Mú Sung, với diện tích 50 ha.

02/02/2015
Người Đầu Tiên Trồng Cây Dược Liệu Ở Tràng Lương (Quảng Ninh) Người Đầu Tiên Trồng Cây Dược Liệu Ở Tràng Lương (Quảng Ninh)

Tràng Lương là xã miền núi của huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Ở những khu vực trồng lúa kém hiệu quả, các hộ trồng thêm khoai, lạc, nhưng giá trị kinh tế không cao. Trước thực tế đó, anh Tạ Văn Chiến (SN 1986, ở thôn Linh Tràng, xã Tràng Lương) đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sang phát triển trồng cây dược liệu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

02/02/2015
Phù Cát (Bình Định) Cân Nhắc Với Cây Tiêu Phù Cát (Bình Định) Cân Nhắc Với Cây Tiêu

Theo Phòng NN&PTNT huyện Phù Cát, cây tiêu có mặt trên địa bàn huyện cách đây hơn chục năm, do một số người dân xã Cát Sơn trồng tự phát trên cây rừng, nhưng do chưa nắm vững kỹ thuật chăm sóc nên năng suất không cao. Gần đây, giá tiêu khá cao, 120 - 150 ngàn đồng/kg, nên phong trào trồng tiêu ở Phù Cát được đẩy mạnh.

02/02/2015
Làm Giàu Từ Vườn Cà Phê Già Cỗi Làm Giàu Từ Vườn Cà Phê Già Cỗi

Khoảng thời gian trống đó biết lấy gì để sống? Thế là anh quyết định đầu tư thâm canh thông qua việc chăm sóc, tỉa cành, bón phân, tưới nước đúng cách và không quên bón phân sau thu hoạch để bổ sung dinh dưỡng cho cây, tránh tình trạng năng suất năm được năm mất.

02/02/2015
Giá Mì Khô Chỉ 3.500 Đồng/kg Giá Mì Khô Chỉ 3.500 Đồng/kg

Theo một số nông dân ở Khánh Sơn, năm nay năng suất mì chỉ đạt khoảng 80 - 85% so với năm trước, nguyên nhân chủ yếu do thời tiết thất thường, cây mì vào giai đoạn phát triển, ít mưa nên sản lượng đạt thấp. Ngoài ra, do giá mì dao động ở mức thấp trong 2 năm gần đây nên người dân các địa phương đang có kế hoạch chuyển đổi diện tích trồng mì sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn như cây ăn quả, keo...

02/02/2015