Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vùng Nuôi Thủy Sản Tập Trung Bắc Sông Cửu An

Vùng Nuôi Thủy Sản Tập Trung Bắc Sông Cửu An
Ngày đăng: 29/09/2013

Hiện nay, người nuôi cá thuộc dự án nuôi thủy sản tập trung bắc sông Cửu An (Ninh Giang - Hải Dương) đang gặp khó khăn về giao thông, nguồn nước...

Chồng chất khó khăn

Anh Nguyễn Chí Mạn (xã An Đức) cho biết: “Đất chua, kinh nghiệm nuôi chưa có, trong khi đó cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn nhưng chúng tôi vẫn bám trụ. Sau 10 năm chuyển đổi, khó khăn vẫn chưa hết. Hiện nay, khó nhất là giao thông. Vì đường đi gập ghềnh nên xe vận chuyển cá chỉ nặng 1-2 tấn cũng không thể đi được vì dễ bị sa lầy. Hôm nào trời mưa bão, giá cá đắt thì xe lại không vào được, còn hôm nào trời nắng, giá cá rẻ thì xe mới vào được để lấy hàng”.

Còn anh Nguyễn Văn Ngà (xã An Đức) cho biết: “Hệ thống lấy và tiêu nước đang chung nhau gây nên nhiều bất tiện. Hằng ngày, tôi vẫn phải bổ sung nước cho ao nuôi. Một lần, do không biết có gia đình ao nuôi cá bị bệnh, họ bơm gạn nước để thu cá nên tôi đã lấy nước đó vào khiến ao cá nhà tôi bị lây bệnh, cá chết khá nhiều. Không có nguồn nước sạch nên tình trạng cá chết thường xuyên xảy ra. Hầu như ngày nào gia đình tôi cũng có cá chết”.

Không chỉ khó khăn về đường giao thông, nguồn nước ra vào mà thời gian gần đây, các hộ dân nuôi thủy sản còn gặp khó do giá bán sản phẩm xuống thấp.

Cần có giải pháp đồng bộ

Vừa qua, huyện Ninh Giang đã tổ chức 1 đoàn đi kiểm tra tại vùng nuôi thủy sản bắc sông Cửu An và thừa nhận hệ thống đường giao thông ở đây hầu hết vẫn là đường đất. Do sử dụng lâu ngày nên nhiều đoạn đã xuống cấp, người dân khắc phục bằng việc lấp gạch vụn. Có 2,2 km thuộc tuyến đê Bắc Hưng Hải đoạn qua xã Vạn Phúc xuống cấp rất nghiêm trọng, cỏ dại mọc 2 bên đường, vũng lầy không được lấp, trời mưa không đi được.

Ông Phạm Văn Tình, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết: Đến nay, dự án nuôi thủy sản tập trung bắc sông Cửu An đã được giao về địa phương quản lý. Vì thế việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng do địa phương thực hiện. Tuy nhiên, do đây là dự án nuôi thủy sản tập trung đầu tiên của tỉnh nên trong thiết kế vẫn còn những hạn chế như chưa quy hoạch đường giao thông, hệ thống kênh mương tưới tiêu riêng...

Để khắc phục những hạn chế trên, các xã trong vùng dự án và huyện Ninh Giang cần có văn bản đề nghị bổ sung thêm một số hạng mục công trình. Các hộ cần rải vụ nuôi cá để tránh thu hoạch cùng lúc nhằm hạn chế thiệt hại do tư thương ép giá. Nên nuôi một số loại thủy sản thích nghi với nhiều điều kiện, môi trường sống.

Dự án nuôi thủy sản bắc sông Cửu An được triển khai từ năm 2003, trên diện tích 115 ha ở 3 xã An Đức, Hoàng Hanh và Vạn Phúc (Ninh Giang). Sau 10 năm thực hiện, đến nay đã có 266 hộ tham gia chuyển đổi với diện tích 108 ha, còn 17 hộ chưa chuyển đổi. Theo một điều tra của huyện Ninh Giang từ năm 2011, lợi nhuận từ việc nuôi thủy sản là 40 triệu đồng/ha/năm.


Có thể bạn quan tâm

Cần định hướng phát triển diện tích nuôi cá rô phi Cần định hướng phát triển diện tích nuôi cá rô phi

Cá rô phi được Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định là 1 trong 4 đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trên cả nước do có thể nuôi được ở cả nước ngọt và diện tích nước lợ ven biển.

18/05/2015
Ngành chăn nuôi nỗi lo yếu thế trong tiến trình hội nhập Ngành chăn nuôi nỗi lo yếu thế trong tiến trình hội nhập

Ngành chăn nuôi tuy đã bước đầu triển khai kế hoạch tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, song vẫn bị đánh giá là ngành tương đối yếu thế, nhất là trong giai đoạn hội nhập sâu đang đến rất gần.

18/05/2015
Giá muối giảm mạnh, diêm dân điêu đứng Giá muối giảm mạnh, diêm dân điêu đứng

Giá muối liên tục giảm sâu khiến diêm dân Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi điêu đứng.

18/05/2015
Thị trường phân bón ổn định giá Thị trường phân bón ổn định giá

Theo ghi nhận, thị trường phân bón đầu vụ hè thu trên cả nước thời điểm này khá dồi dào về chủng loại, nguồn cung; giá cả có xu hướng giảm so với cùng kỳ các năm trước.

18/05/2015
Chư Sê thiệt hại khoảng 12 tỷ đồng do nắng hạn Chư Sê thiệt hại khoảng 12 tỷ đồng do nắng hạn

Dù trong khoảng 2 tuần trở lại đây, trên địa bàn huyện Chư Sê đã xuất hiện nhiều đợt mưa với lượng mưa tương đối lớn đã góp phần giải cơn khát kéo dài trên địa bàn huyện trong thời gian qua. Tuy nhiên, cơn đại hạn vừa qua đã gây thiệt hại lớn đến tình hình sản xuất vụ Đông Xuân 2014-2015 của người dân Chư Sê nói riêng và trên toàn địa bàn tỉnh nói chung.

18/05/2015