Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vùng Đồng Tháp Mười Chuyển 10.000 Ha Đất Trồng Lúa Sang Nuôi Trồng Thủy Sản

Vùng Đồng Tháp Mười Chuyển 10.000 Ha Đất Trồng Lúa Sang Nuôi Trồng Thủy Sản
Ngày đăng: 15/06/2013

Nhằm khai thác thế mạnh vùng nước ngọt để phát triển nuôi thủy sản, tỉnh Long An quy hoạch đến năm 2020 chuyển 10.000 ha đất trồng lúa 2 vụ sang nuôi trồng thủy sản, để cân đối lại diện tích sản xuất lúa trong tỉnh.

Từ đầu năm 2013 đến nay, tỉnh Long An triển khai và trích ngân sách hỗ trợ vốn cho nông dân ở các huyện vùng lũ Đồng Tháp Mười là Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hoá, Tân Thạnh, Thạnh Hoá, Đức Huệ và Thủ Thừa cải tạo ao, đồng ruộng, đăng quầng để khuyến khích bà con khai thác lũ về hàng năm phát triển nuôi thủy sản cải thiện cuộc sống và làm giàu trên mảnh đất của mình.

Theo đó, mỗi tổ chức, cá nhân sản xuất và cung ứng cá giống tối thiểu 20 triệu cá bột và 50 tấn cá giống/năm được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí mua giống cá bố mẹ và hỗ trợ một lần. Ngoài ra, hàng năm tỉnh hỗ trợ 30% kinh phí thay thế giống cá bố mẹ, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/năm/cơ sở nhân giống. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất giống tôm càng xanh, ngân sách hỗ trợ 10 đồng/con giống, nhưng tối đa không quá 50 triệu đồng/năm/cơ sở.

Hàng năm, UBND tỉnh phê duyệt danh mục giống thủy sản được hỗ trợ, hướng dẫn nông dân đưa giống mới, giống có giá trị kinh tế cao vào nuôi để đầu ra an toàn mang lại hiệu quả. Đối với tổ chức, cá nhân nuôi thủy sản với diện tích tối thiểu nuôi ao 0,2 ha, nuôi trong ruộng lúa 0,5 ha, đăng quầng 0,5 ha, nuôi trong bè 20 m3, nuôi trong vèo 15 m3, ngân sách sẽ hỗ trợ 50% giá cá giống, tối đa không quá 30 triệu đồng/hộ. Đối với những tổ chức, cá nhân chuyển đổi đất sản xuất cây lúa sang nuôi thủy sản nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản, ngân sách hỗ trợ từ 20-50 triệu đồng/ha để cải tạo đồng ruộng, xây dựng ao đầm, phấn đấu đến năm 2020 chuyển 10.000 ha đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản.

Được biết, các huyện vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An, hàng năm lũ đổ về hơn 100.000 ha đất ngâm lũ từ 3-5 tháng rất thuận lợi việc phát triển nuôi thủy sản trong ao, đăng quầng, đóng vèo, bè và nuôi trong ruộng lúa. Nông dân ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An đa số còn nghèo, thiếu vốn, nên mỗi năm, lũ về, bà con cũng chỉ thả nuôi được hơn 2.000 ha mặt nước ao, gần 1.000 bè cá, hàng trăm ha đăng quầng, đóng vèo nuôi tôm càng xanh.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Tôm Tích Làm Chơi Ăn Thiệt Nuôi Tôm Tích Làm Chơi Ăn Thiệt

Tôm tích là loài thủy sản nước mặn đặc trưng ở vùng đất Năm Căn (Cà Mau), thế nhưng mô hình nuôi tôm tích lại rất mới mẻ đối với người dân nơi đây. Anh Thái Trọng Tín, ở ấp Trại Lưới A, xã Đất Mới là người tiên phong nuôi thử nghiệm đem lại hiệu quả cao mô hình kinh tế này.

01/10/2014
Phú Yên Tăng Cường Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ven Bờ Phú Yên Tăng Cường Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ven Bờ

Thời gian qua, nghề khai thác thủy sản ven bờ bằng các phương tiện công suất nhỏ phát triển đã làm suy giảm mạnh nguồn lợi, hiệu quả khai thác. Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững được kỳ vọng góp phần bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

01/10/2014
Thêm Hướng Đi Mới Cho Thủy Sản An Giang Thêm Hướng Đi Mới Cho Thủy Sản An Giang

Đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm tăng thêm giá trị kinh tế cho nông hộ và ngành Thủy sản là một hướng đi đúng, nhưng xét trên phương diện nuôi để xuất khẩu, trong thời gian dài, An Giang chỉ “độc nhất” có con cá tra, trong khi các loại thủy sản khác có tiềm năng rất lớn.

01/10/2014
Nuôi Nghêu Ở Xã Phú Hải (Hải Hà) Niềm Vui Được Mùa Chưa Trọn Vẹn Nuôi Nghêu Ở Xã Phú Hải (Hải Hà) Niềm Vui Được Mùa Chưa Trọn Vẹn

Từ năm 2000 đến nay, nuôi nghêu thương phẩm đã giúp người dân Phú Hải có thu nhập ổn định, đời sống ngày một khấm khá. Tuy nhiên, người nuôi nghêu ở đây vẫn còn không ít nỗi băn khoăn, lo lắng…

01/10/2014
Chứng Nhận Nhóm Hướng Đi Mới Cho Hộ Nuôi Nhỏ Lẻ Chứng Nhận Nhóm Hướng Đi Mới Cho Hộ Nuôi Nhỏ Lẻ

Chứng nhận nhóm mở ra hướng đi mới cho các hộ nuôi thủy sản nhỏ đạt được các tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế. Tuy nhiên, để áp dụng và mở rộng mô hình đòi hỏi phải thực hiện rất nhiều công việc và vượt qua không ít thách thức.

01/10/2014